Giải Câu hỏi Mở đầu trang 128 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức – Bài 25. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng – trị bệnh thủy sản. Tham khảo: Dựa vào kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán sớm bệnh thủy sản.
Câu hỏi/Đề bài:
Công nghệ sinh học đã được ứng dụng thế nào phòng và trị bệnh thủy sản? Nhân bản gene đích của tác nhân gây bệnh bằng kĩ thuật PCR (Hình 25.1) có vai trò như thế nào trong phòng, trị bệnh thủy sản?
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán sớm bệnh thủy sản
Lời giải:
Công nghệ sinh học đã được ứng dụng để kiểm dịch đàn thuỷ sản bố mẹ, đàn giống trước khi thả nuôi và theo dõi sức khoẻ trong quá trình nuôi để phát hiện sớm tác nhân gây bệnh là vô cùng quan trong. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học như kĩ thuật PCR kit chẩn đoán nhanh, nhiều loại bệnh thuỷ sản nguy hiểm đã được phát hiện sớm và chính xác, nhờ đó việc phòng ngừa đạt hiệu quả cao, hạn chế dịch bệnh bùng phát và giảm thiểu thiệt hại do người nuôi.
– Vai trò nhân bản gene đích chủa tác nhân gây bệnh bằng kĩ thuật PCR (Hình 25.1) trong phòng và trị bệnh thủy sản:
+ Nhân bản gene đích giúp khuếch đại DNA của tác nhân gây bệnh, từ đó giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn so với các phương pháp truyền thống.
+ Kỹ thuật PCR có thể phát hiện được mầm bệnh ngay cả khi số lượng mầm bệnh rất ít.
+ Nhân bản gene đích giúp xác định chủng loại, nguồn gốc của tác nhân gây bệnh, từ đó giúp truy vết nguồn gốc dịch bệnh và đưa ra các biện pháp phòng chống hiệu quả.
+ Nhân bản gene đích giúp tạo ra các gen mã hóa protein của tác nhân gây bệnh, từ đó giúp phát triển vắc-xin phòng bệnh hiệu quả.