Trả lời Câu hỏi Luyện tập trang 142 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức – Bài 27. Khai thác nguồn lợi thủy sản. Gợi ý: Dựa vào kiến thức về khai thác nguồn lợi thủy sản.
Câu hỏi/Đề bài:
Mô tả một số biện pháp phổ biến trong khai thác nguồn lợi thủy sản.
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức về khai thác nguồn lợi thủy sản
Lời giải:
Câu là hình thức khai thác thuỷ sản có tính chọn lọc cao, không tàn phá nguồn lợi thuỷ sản và môi trường, ngư cụ khai thác đơn giản, chi phí thấp,… Thường có hai dạng câu là câu có môi và câu không có mới. Câu có môi là sử c dụng mới (thức ăn của thuỷ sản) móc vào lưỡi câu, đưa đến gần khu vực có cá, cá ăn mồi sẽ mắc câu. Câu không có mới là sử dụng dây câu có mật độ lưỡi cao và sắc, được thả chân ngang đường di chuyển của cá, cá đi qua vùng thả câu sẽ bị mắc vào lưỡi câu. Câu gồm các bước chính như sau:
a) Chuẩn bị
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ (cần câu, dây, lưỡi câu,…), mồi câu (đối với câu có mồi), dụng cụ thu cá
b) Thả câu
Tuỳ thuộc vào hình thức cầu, có các kĩ thuật thả câu khác nhau sao cho dây câu không bị vướng, mồi câu, lưỡi câu ở độ sâu phù hợp. Thời gian thả câu tuỳ thuộc vào loài thuỷ sản khai thác. Ví dụ: Câu mực thả câu vào ban đêm, câu các loài cá gần bờ thả câu sau khoảng 1-2 giờ khi thuỷ triều xuống hoặc thuỷ triều lên…..
c) Ngâm câu
Mục đích của ngâm câu là chờ thuỷ sản đến ăn mỏi hoặc di chuyển qua và mắc vào lưỡi câu. Thời gian ngâm câu tuỳ thuộc vào hình thức câu và loài thuỷ sản khai thác.
d) Thu câu (thu dây câu) và bắt thuỷ sản
Thu câu sao cho thuỷ sản không làm đứt dây câu (kéo dây khi chùng, dừng lại khi căng,…). Khi bắt thuỷ sản lên mặt nước, dùng dụng cụ thích hợp (vọt, xiên, tay….) để thu thuỷ sản. Đối với những loài thuỷ sản có kích thước lớn (cá ngừ đại dương, cá mập,…) dùng tới hoặc cầu để đua cá lên tàu