Trang chủ Lớp 12 Công nghệ lớp 12 SGK Công nghệ 12 - Kết nối tri thức Câu hỏi Luyện tập trang 127 Công nghệ 12 Kết nối tri...

Câu hỏi Luyện tập trang 127 Công nghệ 12 Kết nối tri thức: Mô tả đặc điểm và nêu nguyên nhân của bệnh lồi mắt ở cá rô phi, bệnh gan thận mủ trên cá tra

Giải Câu hỏi Luyện tập trang 127 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức – Bài 24. Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng – trị. Hướng dẫn: Dựa vào đặc điểm và nguyên nhân của bệnh lồi mắt ở cá rô phi.

Câu hỏi/Đề bài:

Mô tả đặc điểm và nêu nguyên nhân của bệnh lồi mắt ở cá rô phi, bệnh gan thận mủ trên cá tra, bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển và bệnh đốm trắng do virus trên tôm.

Hướng dẫn:

Dựa vào đặc điểm và nguyên nhân của bệnh lồi mắt ở cá rô phi.

Lời giải:

Bệnh

Nguyên nhân

Đặc điểm bệnh

Lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi

– Bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi do liên cầu khuẩn Streptococcus sp. Gây ra.

– Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, cao điểm vào các tháng nắng nóng

– Cá nhiễm bệnh thường bơi tách đàn, lờ đờ hoặc bơi xoáy gần mặt nước, kém ăn hoặc bỏ ăn; mắt cá lồi đục; xuất huyết gốc vây, hậu môn; nội quan sưng, xuất huyết, tích dịch trong xoang bụng

Bệnh gan thận mủ trên cá tra

do vi khuẩn Edwardsiellaictaluri gây ra.

– Khi nhiễm bệnh, các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận sưng, xuất huyết và xuất hiện nhiều đốm mủ trắng nhỏ. Bên ngoài cơ thể cá không có dấu hiệu đặc trưng, có thể chỉ xuất huyết nhẹ hoặc màu sắc nhợt nhạt.

Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển

– Bệnh hoạt tử thần kinh gây ra do virus Betanodavirus, chúng kí sinh trong tế bào thần kinh và võng mạch mắt của cá.

Cá nhiễm bệnh có dấu hiệu bơi xoay tròn, hoạt động yếu, bỏ ăn, thân đen xám, mắt đục.

Bệnh đốm trắng do virus trên tôm

Nguyên nhân do Baculovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra.

– Tôm nhiễm bệnh giảm ăn đột ngột, hoạt động kém, bơi lờ đờ ở mặt nước hoặc dạt vào bờ ao.

– Vỏ tôm xuất hiện đốm trắng dạng chìm, kích cỡ khoảng 0,5 – 2 mm, tập trung nhiều ở giáp đầu ngực, thân tôm chuyên màu hơi hồng tím. Ruột tôm không có thức ăn.