Lời giải Câu hỏi Luyện tập trang 100 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức – Bài 19. Công nghệ nuôi một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam. Tham khảo: Dựa vào kiến thức về kĩ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng.
Câu hỏi/Đề bài:
Mô tả kĩ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng. Liên hệ thực tiễn ở địa phương em.
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức về kĩ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng.
Lời giải:
Mô tả kĩ thuật nuôi cá rô phi thương phầm trong lồng
1. Chuẩn bị:
– Lồng nuôi: Lồng được làm bằng tre, gỗ hoặc kim loại, có kích thước phù hợp với diện tích ao nuôi và số lượng cá thả.
– Ao nuôi: Ao nuôi cần có độ sâu nước tối thiểu 1,5 m, nguồn nước sạch và không bị ô nhiễm.
– Giống cá: Chọn giống cá rô phi khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, kích thước đồng đều.
– Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.
2. Kỹ thuật nuôi:
– Thả giống: Mật độ thả cá rô phi trong lồng khoảng 20-30 con/m3.
– Cho ăn: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp 2 lần/ngày, lượng thức ăn bằng 3-5% trọng lượng thân cá.
– Quản lý môi trường: Thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng nước, thay nước định kỳ để đảm bảo môi trường sống phù hợp cho cá.
– Phòng ngừa dịch bệnh: Thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho cá, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết.
3. Thu hoạch:
– Cá rô phi có thể thu hoạch sau 6-8 tháng nuôi, khi đạt kích thước thương phẩm (khoảng 500-1000g/con).
– Thu hoạch cá vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi trời mát mẻ.
Liên hệ thực tiễn: Học sinh căn cứ vào các điều kiện:
+ Lồng nuôi, ao nuôi, giống cá
+ Chú kĩ thuật nuôi: quản lý, cho ăn,thả giống,…