Trang chủ Lớp 12 Công nghệ lớp 12 SGK Công nghệ 12 - Cánh diều Câu hỏi trang 137 Công nghệ 12 Cánh diều: Hãy mô tả...

Câu hỏi trang 137 Công nghệ 12 Cánh diều: Hãy mô tả một số Phương pháp khai thác phổ biến ở nước ta

Giải Câu hỏi trang 137 SGK Công nghệ 12 Cánh diều – Bài 25. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản. Gợi ý: Dựa vào một số Phương pháp khai thác thủy sản phổ biến.

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy mô tả một số Phương pháp khai thác phổ biến ở nước ta.

Hướng dẫn:

Dựa vào một số Phương pháp khai thác thủy sản phổ biến

Lời giải:

– Lưới kéo:

+ Lưới kéo là loại ngư cụ có cấu tạo dạng hình túi được sử dụng để khai thác các loại thuỷ sản (tôm, mực, cá,…) ở các thuỷ vực nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Có nhiều loại lưới kéo như lưới kéo đáy, lưới kéo tầng giữa, lưới kéo tầng nổi.

+ Khi sử dụng, lưới kéo được mở theo chiều ngang và mở đứng nhờ lực nổi của phao và lực chim của chỉ. Lưới kéo hoạt động theo nguyên lí lọc nước lấy cả.

+ Người khai thác phải xác định vị trí khai thác phù hợp, di chuyển tàu đến đúng vị trí, giảm tốc độ tàu (có thể cắt li hợp chân vịt), tiến hành thả lưới. Khi lưới được thả đạt yêu cầu kĩ thuật, di chuyển tàu với tốc độ chậm, tăng khoảng cách giữa hai tàu để lưới căng đều và bám sát đáy, giữ ổn định tốc độ và khoảng cách giữa hai tàu trong suốt quá trình dắt lưới, thời gian dắt lưới từ 2 đến 4 tiếng; trình tự thu lưới ngược với trình tự thả lưới, tiến hành thắt đụt lưới, dùng cầu đưa đụt lưới lên mặt boong tàu, mở đụt lưới để cả tràn lên các khung chứa cá trên boong tàu.

– Lưới vây:

+ Lưới vây là loại ngư cụ được cấu tạo từ vàng lưới hình chữ nhật gồm cánh lưới, thân lưới và tùng lưới. Giềng lưới phía trên còn gọi là giềng nồi được gắn các phao nổi. Dây giềng đáy được gắn chỉ tạo độ căng của lưới. Chiều dài vàng lưới từ 250 m đến 500 m đối với lưới vây dẫn dụ, từ 500 m đến 1200 m đối với lưới vây tự do. Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới vây thường kết hợp thiết bị dẫn dụ cá (ảnh sáng, thả chà,…) thu hút sự tập trung của đàn cá.

+ Phương pháp này thường được sử dụng để khai thác các loài cá nổi như cá cơm, cá trích, cá bạc má, cá nục….. Khi phát hiện đàn cá, tàu sẽ đỗ ở vị trí thích hợp để thả lưới. Lưới được thả phía ngoài vị trí đàn cá tập trung, thả dần theo vòng tròn và khép kín lưới sao cho lưới vây quanh được đàn cá. Rút giềng đáy để lưới khép kín phía dưới đàn cá

– Lưới rê:

+ Lưới rê có cấu tạo gồm: tấm lưới hình chữ nhật có chiều dài lớn, giềng phao ở mép lưới trên và giềng chỉ ở mép lưới dưới tạo cho lưới có sức căng theo phương thẳng đứng dưới nước. Lưới rê có nhiều loại như rễ trôi, rê đáy, rê túi,… Chiều dài của lưới rê trôi từ 1 đến 15 km (Hình 25.4). Lưới được thả để chắn đường di chuyển của động vật thuỷ sản. Khi bơi qua lưới, động vật thuỷ sản sẽ bị mắc vào lưới và bị giữ lại. Người khai thác cần dự đoán hướng đi của đàn cá, thả lưới đảm bảo chắn ngang đường di chuyển của đàn cá, thả lưới ngang với dòng chảy, ném lưới ra xa mạn tàu, tránh lưới mắc vào chân vịt của tàu và đảm bảo lưới không bị rối. Thời gian ngâm lưới từ 4 đến 6 h. Khi cá đóng lưới thì tiến hành thu lưới và gỡ cả ra khỏi lưới.

+ Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới rê đã có từ lâu đời, được sử dụng phổ biến ở nhiều tỉnh ven biển nước ta. Nghề lưới rê đóng góp khoảng 13% vào tổng sản lượng khai thác.

– Câu:

+ Vàng câu nổi gồm dây câu và nhiều lưỡi câu (Hình 25.5), chiều dài của vàng câu cá ngừ đại dương từ 40 đến 45 km. Trên vàng câu còn có phao cờ, phao ganh

+ Mồi câu thường sử dụng là cá nục, cá chuồn và mực. Mồi câu được mắc vào lưỡi câu rồi thả xuống nước. Khi cá ăn mồi sẽ mắc câu. Kéo vàng câu để thu hoạch cá.

+ Phương pháp khai thác này thường được sử dụng để khai thác: cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, cá kiếm biển….

+ Phương pháp khai thác thuỷ sản này phù hợp cho khai thác xa bờ và đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao. Nghề câu đã đóng góp khoảng 8% vào tổng sản lượng khai thác của nước ta. Tuy nhiên, Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng câu có thể làm mắc câu hoặc bị thương một số loài thuỷ sản không mong muốn.

– Mành vó:

+ Mành vó được cấu tạo từ vàng lưới hình chữ nhật. Các đầu góc lưới được cố định vào khung và thả chìm xuống nước (Hình 25.7). Khi đèn chiếu sáng, đàn cá tập trung vào giữa vàng lưới, tiến hành nâng vàng lưới lên để thu cá. Phương pháp khai thác thuỷ sản này thường áp dụng để khai thác các loài cá nổi (cá nục, cá chim, cá trích,…) và mực.

+ Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng mành vó phù hợp cho khai thác gần bờ. Thời gian cho một mẻ lưới ngắn nên hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc sử dụng ánh sáng thu hút cá có thể dẫn đến đánh bắt những loài còn non, những loài không mong muốn.