Trả lời Câu hỏi Luyện tập trang 126 SGK Công nghệ 12 Cánh diều – Bài 22. Phòng – trị một số bệnh thủy sản phổ biến. Tham khảo: Dựa vào kiến thức về một số loại bệnh của thủy sản.
Câu hỏi/Đề bài:
Nêu nguyên nhân, đặc điểm và cách phòng, trị một số bệnh thủy sản theo mẫu Bảng 22.1
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức về một số loại bệnh của thủy sản
Lời giải:
Bệnh |
Nguyên nhân |
Đặc điểm bệnh |
Phòng, trị bệnh |
Lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi |
– Bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi do liên cầu khuẩn Streptococcus sp. Gây ra. |
– Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, cao điểm vào các tháng nắng nóng – Cá nhiễm bệnh thường bơi tách đàn, lờ đờ hoặc bơi xoáy gần mặt nước, kém ăn hoặc bỏ ăn; mắt cá lồi đục; xuất huyết gốc vây, hậu môn; nội quan sưng, xuất huyết, tích dịch trong xoang bụng |
– Vào những thời điểm nắng nóng, cho cá ăn bổ sung các chất tăng sức đề khánh như betaglucan, vitamin C; hạ nhiệt độ hệ thống nuôi; duy trì chất lượng nước phù hợp để giảm stress cho cá – Cần có ý kiến tư vấn của chuyên gia để lựa chọn được loại khánh sinh điều trị phù hợp. – Dừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan quản lí. |
Bệnh gan thận mủ trên cá tra |
do vi khuẩn Edwardsiellaictaluri gây ra. |
– Khi nhiễm bệnh, các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận sưng, xuất huyết và xuất hiện nhiều đốm mủ trắng nhỏ. Bên ngoài cơ thể cá không có dấu hiệu đặc trưng, có thể chỉ xuất huyết nhẹ hoặc màu sắc nhợt nhạt. |
– Lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt; khử trùng, vệ sinh ao triệt để trước khi nuôi – Đảm bảo môi trường nuôi và mật độ nuôi phù hợp – Cho cá ăn bổ sung các chất tăng cường sức đề kháng – Sử dụng vaccine phòng bệnh |
Bệnh VNN trên cá biển |
– Bệnh VNN gây ra do virus Betanodavirus, chúng kí sinh trong tế bào thần kinh và võng mạch mắt của cá. |
Cá nhiễm bệnh có dấu hiệu bơi xoay tròn, hoạt động yếu, bỏ ăn, thân đen xám, mắt đục. |
– Đặt lồng nuôi ở vùng có điều kiện môi trường tốt, nuôi với mật độ vừa phải để giảm stress cho cá. – Sử dụng con giống đã được kiểm dịch đầy đủ, không mang mầm bệnh VNN. – Thường xuyên bổ sung chế phẩm tăng cường sức đề kháng cho cá, sử dụng vaccine phòng bệnh. – Thả cá có kích cỡ lớn để tránh giai đoạn mẫn cảm với bệnh. |
Bệnh đốm trắng do virus trên tôm |
Nguyên nhân do Baculovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra. |
– Tôm nhiễm bệnh giảm ăn đột ngột, hoạt động kém, bơi lờ đờ ở mặt nước hoặc dạt vào bờ ao. – Vỏ tôm xuất hiện đốm trắng dạng chìm, kích cỡ khoảng 0,5 – 2 mm, tập trung nhiều ở giáp đầu ngực, thân tôm chuyên màu hơi hồng tím. Ruột tôm không có thức ăn. |
– Diệt tạp khi cải tạo ao nuôi, che lưới, rào chắn ao nuôi để ngăn chặn vật chủ xâm nhập vào ao. – Cấp nước vào ao qua túi lọc để hạn chế trứng, ấu trùng giáp xác mang mầm bệnh xâm nhập vào ao, khử trùng nước trước khi thả giống. – Sử dụng con giống đã được kiểm dịch chặt chẽ để đảm bảo con giống không mang mầm bệnh. – Quản lí tốt môi trường ao nuôi để giảm stress cho tôm – Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch qua đường thức ăn cho tôm để tăng khả năng kháng bệnh. – Trong trường hợp phát hiện có ao tôm nhiễm đốm trắng, cần khử trùng và cách li ngay trên các ao khác. |