Hướng dẫn giải Câu 17.16 Bài 17. Khái niệm điện trường (trang 31, 32, 33, 34) – SBT Vật lí 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Độ lớn của cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không.
Câu hỏi/Đề bài:
Vào một ngày đẹp trời đo đạc thực nghiệm cho thầy gần bề mặt Trái Đất ở một khu vực tại Hà Nội tồn tại điện trường theo phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống dưới, có độ lớn cường độ điện trường không đổi trong khu vực khảo sát và bằng 114 V/m.
a) Hãy vẽ hệ đường sức điện của điện trường trái đất ở khu vực đó.
b) Một hạt bụi mịn có điện tích \(6,{4.10^{ – 19}}\) C sẽ chịu tác dụng của lực điện có
phương, chiều và độ lớn như thế nào?
Hướng dẫn:
Độ lớn của cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r có giá trị bằng: \(\)\(\overrightarrow E = \frac{{\overrightarrow F }}{q} = \frac{{\left| Q \right|}}{{4\pi {\varepsilon _0}{r^2}}}\)
Lời giải:
a) Hệ đường sức điện của điện trường trái đất ở khu vực tồn tại điện trường theo phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống dưới :
b) Một hạt bụi mịn có điện tích \(6,{4.10^{ – 19}}\) C sẽ chịu tác dụng của lực điện có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới ( do ngay sát bề mặt Trái đất tồn tại điện trường theo phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống dưới)
Độ lớn lực điện của Trái đất tác dụng lên hạt bụi này là :
\(F = q.E = 6,{4.10^{ – 19}}.114 = 729,{6.10^{ – 19}}N\)