Trang chủ Lớp 11 Vật lí lớp 11 SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Bài 16 (trang 60, 61, 62) SBT Vật lí 11:...

Trắc nghiệm Bài 16 (trang 60, 61, 62) SBT Vật lí 11: Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của A. electron. B. neutron. C. điện tích âm. D. điện tích dương

Lời giải Trắc nghiệm Bài 16. Dòng điện. Cường độ dòng điện (trang 60, 61, 62) – SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Vận dụng lí thuyết quy ước về chiều dòng điện.

Câu hỏi/Đề bài:

16.1

Đề bài:

Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của

A. electron.

B. neutron.

C. điện tích âm.

D. điện tích dương.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết quy ước về chiều dòng điện

Lời giải:

Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của điện tích dương.

Đáp án D

16.2

Đề bài:

Xét dòng điện có cường độ 2 A chạy trong một dây dẫn. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 5 s có độ lớn

A. 0,4 C.

B. 2,5 C.

C. 10 C.

D. 7,0 C.

Phương pháp giải

Vận dụng công thức tính điện lượng q

Lời giải:

Điện lượng cần tìm q=It=2.5=10C

Đáp án C

16.3

Đề bài:

Quả cầu kim loại A tích điện dương, quả cầu kim loại B tích điện âm. Nối hai quả cầu bằng một dây đồng thì sẽ có

A. dòng electron chuyển từ B qua A.

B. dòng electron chuyễn từ A qua B.

C. dòng proton chuyển từ B qua A.

D. dòng proton chuyển từ A qua B.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về dòng điện

Lời giải:

Quả cầu kim loại A tích điện dương, quả cầu kim loại B tích điện âm. Nối hai quả cầu bằng một dây đồng thì sẽ có dòng electron chuyển từ B qua A (do B đang thừa electron).

Đáp án A

16.4

Đề bài:

Một proton và một electron đang bay theo phương ngang, cùng vận tốc dọc theo hướng từ tây sang đông tương ứng với hai dòng điện

A. cùng chiều từ tây sang đông.

B. ngược chiều và khác độ lớn dòng điện.

C. cùng chiều từ đông sang tây.

D. ngược chiều và cùng độ lớn dòng điện.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về chiều dòng điện

Lời giải:

Một proton và một electron đang bay theo phương ngang, cùng vận tốc dọc theo hướng từ tây sang đông tương ứng với hai dòng điện ngược chiều (do dòng điện thứ 2 có chiều từ đông sang tây, ngược chiều dòng electron) và cùng độ lớn dòng điện.

Đáp án D

16.5

Đề bài:

Một đoạn dây kim loại đồng chất có đường kính tiết diện giảm dần theo chiều dài l của dây nằm dọc theo hướng trục Ox như Hình 16.1 .

Đặt vào hai đầu đoạn dây một hiệu điện thế không đổi. Đồ thị nào sau đây mô tả phù hợp nhất sự phụ thuộc của tốc độ trôi v của electron theo khoảng cách x từ 0 đến l ?

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về tốc độ trôi

Lời giải:

Tiết diện càng nhỏ thì tốc độ trôi càng lớn.

Đáp án D