Giải chi tiết Ví dụ minh họa Mẫu 2 Hướng dẫn cách làm văn bản thuyết minh (về một sự vật – hiện tượng trong đời sống xã hội) – (về một sự vật – hiện tượng trong tự nhiên) – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Ví dụ Thuyết minh về một hiện tượng trong tự nhiên.
Đề 2: Thuyết minh về hiện tượng trái đất nóng lên.
– Dàn ý chi tiết
Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu về hiện tượng tự nhiên: Cuộc sống của con người ngày càng hiện đại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như đời sống xã hội, tuy nhiên đi ngược lại với sự phát triển đó là sự suy thoái của môi trường.
– Đánh giá, nhận định, đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng này: Trái Đất của chúng ta đang dần nóng lên và kéo theo đó là những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con người cũng như các lĩnh vực về đời sống, văn hoá, xã hội.
Thân bài
1. Giải thích về hiện tượng trái đất nóng lên
– Hiện tượng trái đất nóng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu): sự tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh chúng ta trong một thời gian dài.
– Được cho là do sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính, do khí nhà kính như CO2 và các khí thải công nghiệp khác gây ra.
– Biểu hiện: Nhiệt độ trung bình trên toàn cầu đang tăng lên theo thời gian. Các báo cáo khoa học cho thấy nhiệt độ trung bình của hành tinh đã tăng khoảng 1 độ Celsius so với thời kỳ tiền công nghiệp.
2. Nguyên nhân của hiện tượng
– Nguyên nhân chính của hiện tượng trái đất nóng lên là sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính: quá trình mà khí nhà kính giữ lại nhiệt từ mặt đất và không cho nhiệt thoát ra không gian, làm tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh.
– Hoạt động của con người: Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ và khí đốt dẫn đến khí CO2 được thải ra vào khí quyển; các hoạt động như công nghiệp, nông nghiệp, và phá rừng cũng tạo ra các khí thải như CH4 và N2O.
– Sự phá hủy rừng, mở rộng đất canh tác, và đô thị hóa gây ra sự thay đổi trong sự hấp thụ và phát thải của hệ sinh thái → ảnh hưởng đến luồng khí và carbon trong môi trường, tác động lớn đến hiệu ứng nhà kính và nhiệt độ toàn cầu.
– Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế của các quốc gia dẫn đến nhu cầu tăng cường sản xuất, tiêu thụ năng lượng, và sử dụng tài nguyên tự nhiên
3. Những hệ lụy khi trái đất nóng lên
– Sự tăng nhiệt độ làm tan chảy băng ở cả hai cực, góp phần làm tăng mực nước biển. → có thể gây nguy hiểm cho các khu vực ven biển, đồng cỏ, đồng bằng và các đảo quốc, khiến cho các khu vực này dễ bị ngập lụt và mất đi môi trường sống.
– Hiện tượng thời tiết cực đoan như cơn bão mạnh hơn, hạn hán kéo dài, mưa lớn và lũ lụt. → gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ thống đường dẫn, nông nghiệp, nguồn nước và cuộc sống của con người.
– Gây ra sự suy thoái và mất môi trường sống tự nhiên như rừng, đại dương và vùng đầm lầy. → ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học, góp phần vào tình trạng tuyệt chủng của nhiều loài động và thực vật quan trọng.
– Với con người: tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, bao gồm việc gia tăng các bệnh nhiệt đới, các vấn đề về hô hấp do ô nhiễm không khí, và tác động tâm lý do tác động của môi trường thay đổi.
4. Giải pháp cho hiện tượng trái đất nóng lên
– Hạn chế việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và hạt nhân.
– Tăng cường năng suất năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp và hộ gia đình.
– Cần thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe điện và xe hơi chạy bằng năng lượng tái tạo.
– Thực hiện chính sách và chương trình khuyến khích tái chế, tái sử dụng và tiết kiệm tài nguyên là điều cần thiết.
Kết bài
– Khẳng định lại về hiện tượng tự nhiên: Trái đất nóng lên là một vấn đề đang gây lo ngại cho toàn cầu. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta.
– Đưa ra những đánh giá/liên hệ cá nhân về hiện tượng tự nhiên này: Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm bảo vệ và bảo tồn nó cho thế hệ tương lai.
b. Bài tham khảo
Bài làm mẫu số 1
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.
Trái Đất hiện nay càng ngày càng nóng lên. Trong vòng 100 năm quá Trái Đất đã tăng thêm độ C. Ấm lên toàn cầu hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.
Nhiệt độ Trái Đất đã có sự thay đổi từ nhiều năm trước đây. Nhưng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ chưa từng có, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Cụ thể, 19 năm ấm nhất được ghi nhận kể từ năm 2001 và nhiệt độ hiện tại đang cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1 độ C.Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái Đất ở cuối thế kỉ 19 đã tăng 0,8 độ C và thế kỷ 20 tăng 0,6 ± 0,2 độ C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 độ C trong suốt thế kỷ 21.Theo đó, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó.
Sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học trải qua việc quan sát nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy. Hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.
Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại – các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là kết quả của việc gia tăng lượng khí thải nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở thành một nguy hiểm thực sự và mối đe dọa cho sự sống của hành tinh và đó là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia tìm kiếm giải pháp tức thời để đánh bại những tác động tàn phá như vậy.
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất. Nó sẽ không còn tăng theo một quy luật nào nữa mà sẽ gây ra nhiều đột biến dẫn đến nhiều tai họa khó lường cho con người. Các khí thải carbon dioxide này là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Và là phần lớn sự đốt cháy này là do sản xuất điện và do khí đốt những người sử dụng ô tô hàng ngày trên các con đường trên thế giới. Khi năm tháng trôi qua và dân số Trái Đất tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều nơi bị đốt cháy. nhiên liệu hóa thạch, tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong toàn bộ dân số thế giới.
Ngoài ra, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.
Quá trình công nghiệp hóa
Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Rừng bị tàn phá
Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho Trái Đất cũng càng ngày càng nóng.
Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.
Phá rừng cũng kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài. Tốc độ phá rừng không ngừng và dự kiến đến năm 2050, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon sẽ bị tàn phá.
Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nên làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên Trái Đất cứ như thế và nhiệt độ Trái Đất ngày càng ngày càng tăng lên.
Bài làm mẫu số 2
Trái Đất nóng lên là một trong những hiện tượng tự nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu. Nó đã, đang và sẽ tác động trực tiếp một cách tiêu cực đến cuộc sống của con người.
Trái Đất nóng lên còn được giới khoa học gọi với cái tên là hiện tượng “ấm lên toàn cầu”. Cũng như tên gọi, đây là hiện tượng mà nền nhiệt trung bình của Trái Đất tăng cao hơn so với những năm trước đó. Đồng thời mức nhiệt cao nhất đạt được cũng ngày càng được nâng lên. Điều này bất kì ai cũng có thể nhận biết được, khi mùa hè ngày càng kéo dài và có mức nhiệt cao hơn hẳn.
Tác nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng này chính là do hành vi thải khí nhà kính (với khí CO2 chiếm đến hơn 90%) ra môi trường. Khí nhà kính là hỗn hợp khí thải ra từ hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên) cùng các hoạt động của nhà máy công nghiệp, đốt phá rừng, cháy nổ, xe cộ… Luồng khí này khi bay ra ngoài khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời phản xạ ra ngoài, khiến cho Trái Đất ngày càng nóng lên. Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng con người chính là tác nhân gây ra hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
Trong quá trình phát triển của Trái Đất, đã từng có những giai đoạn biến đổi khí hậu đáng kể. Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XX – khi nền công nghiệp bắt đầu phát triển mạnh mẽ, thì sự biến đổi khí hậu đã trở nên phức tạp và tác động mạnh mẽ hơn đến cuộc sống của con người. Hệ quả của hiện tượng này là vô cùng kinh khủng. Nó đã khiến nhiệt độ trên đất liền tăng gấp đôi mức tăng của toàn cầu. Nó khiến cho các sa mạc, bán hoang mạc mở rộng nhanh chóng, xâm lấn khu vực sinh sống của con người, đồng thời làm cháy khô nhiều thảm thực vật. Cùng với đó, sự nóng lên vượt bậc của đất liền còn tạo ra các sóng nhiệt ảnh hưởng đến cả hai cực, gây ra hiện tượng tan chảy các tảng băng vĩnh cực, sông băng lùi vào sâu, mực nước biển dâng cao nhấn chìm nhiều hòn đảo và vùng đất liền ven biển. Không chỉ vậy, nó còn khiến cho nước biển ấm lên, đẩy nhanh tốc độ bay hơi trong không khí, khiến cho các cơn bão và hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhanh và mạnh hơn. Kéo theo đó, là nhiều loài sinh vật, kể cả con người gặp khó khăn trong cuộc sống do nhiệt độ tăng cao, nguồn nước và thức ăn trở nên ít ỏi hơn. Cùng với đó, nền nhiệt tăng cao còn tạo cơ hội cho nhiều loại thiên tai cực đoan xuất hiện, cùng với các loại dịch bệnh.
Những hậu quả đó đã và đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người. Vì vậy, chúng ta – những tác nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu cần phải hành động quyết liệt hơn nữa để giảm lượng khí thải CO2 vào môi trường, nhằm hạn chế và đẩy lùi hiệu ứng nhà kính.