Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Kết nối tri thức Dàn ý chi tiết Viết bài văn nghị luận về lòng trung...

Dàn ý chi tiết Viết bài văn nghị luận về lòng trung thực Văn mẫu 11 Kết nối tri thức: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề nghị luận: tính trung thực. Giải thích: trung thực là sự chân thành, ngay thẳng, không gian dối, luôn tôn trọng lẽ phải

Giải Dàn ý chi tiết Viết bài văn nghị luận về lòng trung thực – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Mở bài

– Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề nghị luận: tính trung thực.

2. Thân bài

a. Giải thích: trung thực là sự chân thành, ngay thẳng, không gian dối, luôn tôn trọng lẽ phải. Trung thực còn có nghĩa là không hổ thẹn với chính mình, biết lên án điều gian dối.

b. Bàn luận, chứng minh:

– Biểu hiện của sự trung thực:

+ Sống thật với chính mình, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế

+ Biết thẳng thắn nhận lỗi, không làm những việc trái với lương tâm, pháp luật.

+ Ăn nói ngay thẳng trong giao tiếp, chân thành trong các mối quan hệ xã hội, không lợi dụng người khác.

+ Thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ trong công việc.

– Ý nghĩa, vai trò của trung thực:

+ Biết đánh giá mọi việc trong đời sống một cách khách quan, chân thật.

+ Giúp con người hoàn thiện bản thân, có can đảm để khắc phục khuyết điểm.

+ Bồi đắp cho ta nhiều đức tính tốt đẹp như sự kiên trì, chăm chỉ, lòng dũng cảm,…

+ Giúp tâm hồn con người thanh thản.

+ Những người trung thực sẽ nhận được sự tín nhiệm, tôn trọng từ cộng đồng, trở thành những công dân tốt cho xã hội. Từ đó, xã hội thêm văn minh, con người thêm đoàn kết.

+ Thiếu đi sự trung thực, xã hội sẽ không thể phát triển.

– Dẫn chứng: học sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp.

c. Phê phán: những kẻ sống dối trá, giả tạo, đua đòi, lừa bịp người khác.

d. Phản đề: cần áp dụng tính trung thực một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh.

3. Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của tính trung thực

– Rút ra bài học và liên hệ bản thân.