Giải Dàn ý chi tiết Phân tích tác phẩm “Bước đường cùng” – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở bài
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-Nguyễn Công Hoan được coi là ngọn cờ đầu cho những tác phẩm hiện thực phê phán. Ông đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng.
2. Thân bài
a. Nội dung của truyện Bước đường cùng
-“Bước đường cùng” kể về cuộc đời của một người nông dân tên Pha, người đã phải đối mặt với sự tàn ác của bọn quan lại và thực dân, khiến cuộc sống của anh bị đẩy vào bước đường cùng.
-Vợ chồng Pha, do thiếu học vấn, trở nên dễ bị lừa dối và bị địa chủ ác độc tên là Nghị Lại lợi dụng để chiếm đoạt tài sản
-Ban đầu, người dân sống cách biệt và thường xuyên xung đột với nhau vì những mâu thuẫn nhỏ, nhưng khi bị áp bức thì họ mới đứng lên chống áp bức đối mặt với thực dân và quan lại.
– Cuộc đời của anh Pha là cuộc đời của hàng ngàn con người khác trong xã hội lúc bấy giờ, không nhà không cửa, hoặc bị tước đoạt đi mạng sống của chính mình.
-Tuy nhiên tiếng nói của người nông dân vẫn yếu đuối và không đủ sức chống lại bọn thực dân, chỉ biết bày tỏ sự uất ức, căm hận của mình.
b. Những hình ảnh tương phản trong tác phẩm:
-Tác giả đưa ra những hình ảnh đối lập tạo nên bức tranh hiện thực đầy màu sắc và mâu thuẫn.
+ Một bên là bọn tham quan đế quốc được biết đến với tư cách là quan phụ mẫu. Họ bắt người dân vay tiền nhưng không cho họ trả nợ sớm, để lãi kép tĩnh lãi mẹ đẻ lãi con → người nông dân trở nên nợ nần chồng chất.
+ Những hình ảnh xa hoa và bất công của bọn quan lại với sự đối lập sắc nét giữa cuộc sống bọn quan lại với dân nghèo
+ Anh Pha đem năm tờ giấy một đồng để chứng minh sự thật, bọn quan lại nhận tiền rồi hả hê, còn cười nhạo anh → Anh Pha tự hỏi anh sẽ làm gì đẻ trình quan quan lại, hay cuộc sống anh lại rơi vào bước đường cùng
c. Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm:
– Nhân vật điển hình: Anh Pha- điển hình cho người nông dân lúc bấy giờ, đại diện cho tầng lớp bị bóc lột, nằm ở tận cùng đáy xã hội
– Nghệ thuật tương phản đối lập đặc sắc
– Xây dựng nghệ thuật độc thoại nội tâm
3. Kết bài
– Khẳng định lại nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, ca ngợi tài năng của nhà văn.