Trả lời Dàn ý chi tiết Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1.Mở bài
– Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo”.
– “Chí Phèo” là truyện ngắn thành công của Nam Cao qua việc xây dựng kết cấu, tình huống truyện, chi tiết đắt giá; xây dựng được nhân vật điển hình. Nhà văn đã phản ánh đầy đủ và cụ thể bức tranh xã hội một làng quê. Bằng cái nhìn vừa căm phẫn cái xấu vừa thấm đẫm tình yêu thương đối với tầng lớp thấp cổ bé họng, tác phẩm vì thế đã có giá trị rất lớn trong việc nâng cao nhận thức, tình cảm cho người đọc.
2.Thân bài
a. Giá trị hiện thực:
– Giá trị hiện thực là sự tái hiện một cách chân thực những điều đang diễn ra trong cuộc sống; mà ở đây là bức tranh cuộc sống một làng quê trong xã hội thuộc được nửa phong kiến.
– Tác phẩm vạch rõ và phơi bày bộ mặt bất nhân, tàn ác của giai cấp thống trị:
+ Ảnh hưởng của chế độ thực dân được thể hiện gián tiếp qua sự xuất hiện của nhà tù. Nhà tù thực dân làm con người biến dạng về ngoại hình, méo mó nhân cách. Chúng còn cấu kết với nhau cùng bóc lột, sống xa hoa trên sức lao động của nhân dân. Mặt khác, chúng “ngầm cho nhau ăn bùn”, chia thành nhiều phe cánh để đấu đá nhau, tranh giành quyền lợi của nhau ở mảnh đất “quần ngư tranh thực”.
+ Đại diện cho giai cấp phong kiến trong truyện là nhân vật Bá Kiến. Bá Kiến xuất thân trong một gia đình giàu có, mấy đời làm chánh tổng, bá hộ, sống sung túc phè phỡn với nhiều đất đai, của cải. Mặc dù không được đặc tả ngoại hình, nhưng qua tiếng cười và tiếng quát, ta có thể tưởng tượng phần nào sự bề thế, uy quyền của Bá Kiến. Con người Bá Kiến được thể hiện trong nhiều mối quan hệ. Hắn là con mọt già chuyên đục khoét và tìm mọi cách vắt kiệt sức của người dân. Lão là con cáo già gian xảo quỷ quyệt với những đường đi nước bước được tính toán cẩn thận để áp bức nhân dân.
+ Dưới sự áp bức của thực dân phong kiến, người nông dân phải sống trong cảnh bần cùng cơ cực (không có của cải, nghề nghiệp; chỉ biết làm thuê để kiếm sống). Không những thế người nông dân bị tha hóa, lưu manh, mất nhân phẩm (Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức) (Nguyên nhân: do cuộc sống khó khăn,..; họ bị chính đồng loại của mình quay lưng; làm mất “sức đề kháng”)
b. Giá trị nhân đạo:
– Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến những người có hoàn cảnh không may; thông cảm, chia sẻ và phát hiện những phẩm chất tốt đẹp ở họ.
– Biểu hiện:
+ Thấu hiểu hoàn cảnh của người lao động; bày tỏ sự thương cảm sâu sắc: Sự xót xa với thân phận một sinh linh bé nhỏ (Chí Phèo từ lúc bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ đã được nhiều người dân chuyền tay nhau nuôi nấng).
+ Cảm nhận được thế giới nội tâm của Chí với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Hiểu được tâm trạng phẫn uất, tuyệt vọng của Chí (khi bị cự tuyệt tình yêu và đòi lương thiện)
+ Phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của họ: Chí Phèo hiền lành, cần cù lao động, ước mơ trong sáng, giàu lòng tự trọng. Thị Nở giàu tình người (thể hiện ở sự chăm sóc với Chí Phèo, bát cháo hành)
3.Kết bài
– Khẳng định chất lương thiện trong con người tưởng chừng đã hóa quỷ dữ (qua lời đối thoại và độc thoại nội tâm của Chí.