Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Kết nối tri thức Dàn ý chi tiết Phân tích giá trị hiện thực trong truyện...

Dàn ý chi tiết Phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Văn mẫu 11 Kết nối tri thức: I – Đề tài người nông dân trước cách mạng. Sơ lược về Kim Lân và giá trị hiện thực trong Vợ nhặt. II

Giải chi tiết Dàn ý chi tiết Phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

I. Mở bài

– Đề tài người nông dân trước cách mạng.

– Sơ lược về Kim Lân và giá trị hiện thực trong Vợ nhặt.

II. Thân bài

a. Kim Lân đã phản ánh một cách chân thực tình cảnh khốn khổ của người nông dân trong nạn đói những năm 1944-1945 thông qua ba nhân vật Tràng, thị và bà cụ Tứ.

– Tràng, một chàng trai còn trẻ, vô tư, nhưng cuộc sống nghèo khổ, sống vật vờ lay lắt như một cành củi khô dưới bầu trời u ám, ngày ngày lao động quần quật với công việc kéo xe.

– Thị, một người đàn bà, bị cái đói hành hạ đến độ cong cớn, sưng sỉa vì miếng ăn, rồi cuối cùng vì 4 bát bánh đúc mà đánh đổi cả một đời làm vợ người.

– Cụ Tứ, một người đàn bà tội nghiệp, tuổi cao sức yếu, đăm đăm nỗi lo không lấy được vợ cho đứa con trai duy nhất, rồi cả nỗi lo đói kém, bà vẫn phải lao động miệt mài, với một tương lai u ám và một tia niềm tin còn lóe sáng, rằng cầm cự được qua cơn đói này tương lai sẽ tốt hơn.

b. Xóm ngụ cư:

– Bi kịch nạn đói kinh hoàng và ám ảnh, những người dân tản cư, bồng bế, dắt díu nhau nhếch nhác “xanh xám như bóng ma”, “ngổn ngang khắp lều chợ”, cảnh “người chết như ngả rạ”, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.

– Khung cảnh thê lương, tối tăm và lạnh lẽo, “bóng người đói dật dờ lặng lẽ đi lại như bóng ma”, cùng với “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi khủng khiếp”

→ Nạn đói đã biến một ngôi làng thành nơi mà cái chết hiện diện, bao trùm khắp không gian và thời gian, khiến con người ta không thể trốn chạy, vật vờ, ngột ngạt và tuyệt vọng.

c. Bức tranh sinh hoạt gia đình Tràng:

– “bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại, giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo”.

– Hình ảnh nồi cháo cám mà bà cụ Tứ bảo là món “chè khoán” mừng tân hôn. Vị đắng ngắt, nghẹn ứ nơi cổ họng của Tràng chính là mùi vị khốn khổ của những năm tháng kinh hoàng ấy, con người ta tàn tạ đến mức phải ăn cả thức ăn của gia súc để giành giật lại sự sống.

– Trong đêm tân hôn của Tràng và thị Kim Lân vẫn đặt vào đó “Tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”, u ám và thiểu não càng làm nổi bật lên cái hiện thực khốc liệt của người nông dân trong nạn đói.

III. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề