Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Kết nối tri thức Dàn ý chi tiết Phân tích bài thơ Thời gian Văn mẫu...

Dàn ý chi tiết Phân tích bài thơ Thời gian Văn mẫu 11 Kết nối tri thức: I -Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Thời gian”. Giới thiệu khái quát về tác giả II. Tác giả: Văn Cao (1923 – 1995)

Hướng dẫn giải Dàn ý chi tiết Phân tích bài thơ Thời gian – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

I. Mở bài

-Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Thời gian”.

– Giới thiệu khái quát về tác giả

II. Thân bài

a. Tác giả:

– Văn Cao (1923 – 1995), sinh ra ở Nam Định nhưng lớn lên ở Hải Phòng và bắt đầu sự nghiệp sáng tác ở đây.

– Ông là nhạc sĩ, nhà thơ và họa sĩ.

– Thơ của ông không nhiều về số lượng nhưng luôn thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo.

b. Tác phẩm:

Bài thơ “Thời gian” được sáng tác vào mùa xuân năm Đinh Mão 1987.

c. Phân tích:

– Khổ 1:

+ “Thời gian qua kẽ tay”: Cảm nhận thời gian một cách đặc biệt bằng xúc giác. Thời gian lặng lẽ nhưng trôi qua rất nhanh.

+ “Làm khô những chiếc lá”: Dấu ấn của thời gian thể hiện trên vạn vật và con người.

+ “Rơi”: Câu thơ được ngắt ra đột ngột, chỉ có một tiếng, nhấn mạnh vào sự chuyển động của cảnh vật.

+ “như tiếng sỏi”: Lối so sánh đặc sắc, gợi tả âm thanh nặng nề và khô khốc.

+ “trong lòng giếng cạn”: Sự vật đều trơ trọi, bị thời gian tước đi sức sống, trở nên tiêu điều.

– Khổ 2:

+ “Riêng những”: Điệp ngữ thể hiện sự khẳng định, cho thấy cảm xúc của nhân vật trữ tình có sự thay đổi.

+ “những câu thơ”, “những bài hát” là biểu tượng cho sáng tạo nghệ thuật, sự rung động của trái tim con người.

+ “còn xanh”: Sức sống trường tồn của nghệ thuật và tình yêu.

+ “Và đôi mắt em”: Vẻ đẹp của con người, tình yêu.

+ “như hai giếng nước”: Vẻ lấp lánh, trong lành, dạt dào sức sống.

– Tổng kết.

III. Kết bài

– Nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ.