Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Kết nối tri thức Dàn ý chi tiết Nghị luận về tính khiêm tốn trong cuộc...

Dàn ý chi tiết Nghị luận về tính khiêm tốn trong cuộc sống Văn mẫu 11 Kết nối tri thức: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính khiêm tốn. Giải thích – Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân

Giải chi tiết Dàn ý chi tiết Nghị luận về tính khiêm tốn trong cuộc sống – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính khiêm tốn.

2. Thân bài

a. Giải thích

– Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi.

b. Phân tích

– Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, những người như thế sẽ rèn luyện được cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nỗ lực,… xứng đáng được người khác học tập theo.

– Nếu trong xã hội ai cũng có lòng khiêm tốn và ý chí vươn lên thì xã hội này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, phát triển hơn.

– Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

c. Chứng minh

– Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tài giỏi nhưng sống với lòng khiêm tốn làm minh chứng cho bài làm văn của mình. (Ví dụ: Bác Hồ, NHà bác học Einstein,…)

– Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

– Trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.