Trả lời Dàn ý chi tiết Cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Thúy Kiều – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần phân tích.
– Đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
2. Thân bài
Thân phận người phụ nữ trong Truyện Kiều:
* Hoàn cảnh của Thúy Kiều:
+ Thúy Kiều là con gái nhà giàu, lại có nhan sắc chim sa cá lặn, tài văn chương thơ phú “thông minh vốn sẵn tính trời”, thêm ngón hồ cầm tinh thông.
+ Kiều có lẽ là hình tượng người con gái mang vẻ đẹp toàn diện và tuyệt đối trong văn học Việt Nam.
+ Bản thân Thúy Kiều còn có tự do lựa chọn cho mình một tình yêu đẹp với Kim Trọng, thậm chí cả hai đã đến hồi đính ước.
* Thân phận bọt bèo, hồng nhan bạc mệnh:
+ Nhà Kiều lâm đại nạn, cha và em bị bắt giải đi, Thúy Kiều đành phải bỏ “tình”, theo “hiếu”, bán mình làm lẽ cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em, bội ước với Kim Trọng, nhờ em gái của mình là Thúy Vân trả nghĩa cho chàng.
+ Thân phận phụ nữ trong chế độ phong kiến quả thực quá mong manh và nhỏ bé. Mới hôm trước còn là tiểu thư đài các, thì ngày nay đã trở thành một món hàng được người ta ngã giá, trở thành thiếp cho một người đàn ông đáng tuổi cha chú, phải nén đau thương từ biệt gia đình, từ bỏ tình yêu đầu đời.
→ Nhan sắc, tài năng của người phụ nữ đứng trước tư tưởng trọng nam khinh nữ, trước sự bất công của xã hội hoàn toàn không có một chút phân lượng nào, cùng lắm chỉ đáng giá vài ba trăm lượng bạc trắng, đổi một kiếp người.
+ Thúy Kiều phải sống một cuộc đời đau đớn, khổ sở, tuyệt vọng trăm bề trong lầu xanh sau nhiều lần bị lừa dối bởi những gã đàn ông đáng ghê tởm.
+ Khi Thúy Kiều gặp Thúc Sinh, Kiều lại rơi vào nỗi khổ ải với chế độ đa thê phong kiến, một lần nữa phải gánh chịu những nhục nhã, chèn ép từ người vợ cả của Thúc Sinh, lần nữa chịu áp bức dưới cường quyền.
→ Nhan sắc, tài năng của nàng trở thành thứ khiến người ta ghen ghét, đố kỵ và tìm cách trừ khử.
→ Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến phải chịu quá nhiều bất công và khổ sở, không chỉ vậy tài năng và nhân phẩm của họ cũng không hề được coi trọng và đánh giá một cách đúng đắn.
3. Kết bài
-Khái quát giá trị tác phẩm và lên tiếng đồng cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến..