Đáp án Bài tham khảo Mẫu 3 Phân tích sự thay đổi của nhân vật Tràng sau khi có vợ – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi bật của ông phải kể đến trong truyện ngắn Vợ nhặt. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật Tràng, đặc biệt trong đoạn sáng hôm sau khi có được vợ.
Trong truyện, nhân vật Kim Lân đã xây dựng nhân vật Tràng có hoàn cảnh sống là người dân xóm ngụ cư, cha mất sớm, sống cùng mẹ già trong căn nhà tồi tàn. Anh ta làm nghề kéo xe bò thuê lên tỉnh. Một ngày nọ, trên đường kéo xe bò vào dốc tỉnh, Tràng tình cờ gặp gỡ với Thị. Chỉ với câu đùa và bốn bát bánh đúc, Thị đã đồng ý theo làm vợ và theo Tràng về nhà. Khi về đến nhà, bà mẹ của Tràng ban đầu rất ngạc nhiên, sau đó là đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu với một sự thương cảm sâu sắc.
Sáng hôm sau, Tràng bỗng cảm thấy mình hoàn toàn đổi khác. Tràng cảm thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Bản thân Tràng cũng không tin rằng mình đã có được vợ. Rồi Tràng chắp hai tay ra sau lưng, bước ra sân. Anh nhận ra sự xung quanh mình mọi thứ đều có sự thay đổi vô cùng lớn:
“Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch”.
Căn nhà dường như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Những cảnh tượng thật ấm cúng hiện ra trước mắt của Tràng: “Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Chỉ là một cảnh tượng thật giản dị, nhưng lại khiến cho Tràng thấy cảm động.
Nếu như trước khi có vợ, Tràng chỉ là một anh con trai xấu xí, cục mịch lại có phần dở hơi. Thì sau khi có vợ, Tràng đã hoàn toàn thay đổi về nhân thức. Anh cảm nhận được trách nhiệm của một người chồng, cảm thấy yêu thương cái gia đình của mình đến lạ lùng.
Trong suy nghĩ của anh tự nhủ: “Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.
Và suy nghĩ như vậy, Tràng liền hành động: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. Kim Lân đã thật tinh tế khi khắc họa sự thay đổi của nhân vật Tràng, không chỉ là vẻ bên ngoài mà còn là sự nhận thức bên trong.
Đặc biệt hơn cả là trong bữa ăn đầu tiên sau khi có vợ. Tràng đã nhìn thấy hình ảnh một người phụ nữ hoàn toàn khác. Không còn cái vẻ đanh đá trước đó, mà là người đàn bà hiền hậu đúng mực. Tràng cũng thấy mẹ của mình tươi tỉnh khác hẳn ngày thường. Dù bữa ăn ngày đói trông thật thảm hại, nhưng gia đình Tràng ăn rất ngon miệng.
Trong bữa ăn, khi nghe mẹ tính chuyện tương lai, Tràng chỉ vâng. Tiếng vâng của anh cho người đọc cảm nhận được không khí ấm cúng, hòa hợp trong gia đình chưa từng có trước đó. Đến khi bà cụ Tứ bê nồi cháo cám ra, khi Thị điềm nhiên và vào miệng, bà cụ Tứ tươi cười khen “Ngon đáo để”. Thì Tràng cầm bát cháo cám đưa lên miệng, hắn chun mặt lại vì chao chát. Điều đó phần nào vẫn cho thấy nét trẻ con trong hành động của Tràng.
Đặc biệt đến cuối cùng, khi nghe cô vợ nhặt nhắc đến những người đi phá kho thóc Nhật, trong óc của Tràng hiện ra hình ảnh người dân đi phá kho và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Điều đó giống như là những hy vọng của Tràng vào một tương lai tươi sáng với sự đổi thay giải phóng họ khỏi cuộc đời khổ cực.
Như vậy, người vợ nhặt đã giúp Tràng có những thay đổi sau sắc về nhận thực. Truyện ngắn Vợ nhặt đã cho thấy tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đồng thời tác giả còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ.