Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Kết nối tri thức Bài tham khảo Mẫu 1 Phân tích tác phẩm "Lều chõng" Văn...

Bài tham khảo Mẫu 1 Phân tích tác phẩm "Lều chõng" Văn mẫu 11 Kết nối tri thức: Ngô Tất Tố là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước 1954

Hướng dẫn giải Bài tham khảo Mẫu 1 Phân tích tác phẩm "Lều chõng" – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Ngô Tất Tố là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước 1954. Ông được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình, Lều chõng.

Lều Chõng kể về hành trình thi cử gian nan của người học trò tên là Vân Hạc. Anh này vốn là con người tài hoa hay chữ, lại chăm chỉ đèn sách, tài học của chàng khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngợi.Vân Hạc có một người vợ rất xinh tên là Ngọc. Cô Ngọc này luôn nuôi một ước mơ là trở thành bà Thám bà Bảng nên dốc hết công sức, chăm lo cho chồng ăn học đi thi. Chính vì vậy, Vân Hạc cũng gắng sức học hành để ăn thua với đời, cho bõ công vợ chàng vò võ hàng đêm.Đến cuối cùng, cả hai đều nhận ra, chốn quan trường là nơi rất mực nguy hiểm, thà làm “cây thông đứng giữa trời mà reo” còn hơn quăng mình vào chốn nguy nan ấy.

Phải thừa nhận rằng Ngô Tất Tố có cái tài xuất sắc trong việc tả thực những cảnh nghèo khổ, lầm than hay bất công trong xã hội ngày xưa. Đọc văn ông, ta mới thấy việc thi cử ngày nay vẫn vào dạng sung sướng chán.

Ngày xưa, thi cử là con đường duy nhất để con người thay đổi số mệnh. Để chọn người tài cho đất nước, nhà nước phong kiến tổ chức 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình. Phải qua thi Hương – là kỳ thi cấp tỉnh rồi mới được bước đến kỳ sau. Sau khi đỗ đủ 4 trường thi Hương thì sĩ tử sẽ lên kinh đô thi Hội, cũng gồm 4 kỳ nhỏ hơn. Nếu trúng cả 4, ta sẽ thành ông tiến sĩ được vào thi Đình – kỳ thi được tổ chức ngay tại sân vua. Để tham gia những kì thi này, sĩ tử phải vượt rừng băng núi, đi ròng rã mấy tháng trời mới tới được nơi thi.Ấy thế nhưng không phải ai muốn thi cũng được. Sĩ tử phải đủ 10 năm đèn sách mới được dự khảo hạch đủ điều kiện thi Hương. Chữ Hán khó học, luận ra nhiều nghĩa. Mỗi năm, quy chế góp vào một danh sách những từ húy kỵ, nếu sĩ tử viết động vào thì đi tù như chơi. Không những vạ mình chàng sĩ tử, cả nhà, thậm chí cả tổng hương xã cũng bị vạ lây.

Thời nay, bệnh thành tích làm học sinh khổ sở thì xưa kia những kỳ vọng đặt lên vai sĩ tử cũng không phải ít. Họ hàng chung tiền biếu người đi thi, bố mẹ cưới vợ cho con cốt là để có người chăm lo đèn sách. Có những người thi hỏng, học tới bạc tóc vấn khăn gói, lều chõng đi thi cho kỳ đỗ mới thôi.

Lều Chõng không chỉ là chuyện văn chương, chữ nghĩa. Lều chõng còn gắn bó mật thiết đến vận mệnh đại sự của quốc gia, đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước. Lều Chõng là tiểu thuyết phóng sự chất tiểu thuyết của Lều Chõng thể hiện từ cốt truyện với hệ thống các nhân vật có tâm lý, tính cách cụ thể, được xây dựng thành những hình tượng và các chân dung điển hình. Chất phóng sự trong Lều Chõng biểu hiện bằng nghệ thuật xử lý tinh tế, có tính thời sự cao, phản ánh chân thành, cụ thể các sự việc có thực diễn ra phong phú trong hệ thống thi cử thời xưa.Đề cập đến chủ đề rất lớn thuộc quá khứ, Lều Chõng có công làm cho nước ta thành một nước có văn hóa, rồi chính nó đã đưa đất nước đến cõi diệt vong. Lều Chõng đã triển khai sâu rộng việc chẩn trị trọng bệnh quốc gia là nạn cử nghiệp đã hành hạ và tàn phá cơ thể xã hội trong thời gian rất dài.

Nằm trong tuyển tập Việt Nam danh tác, cuốn Lều Chõng của Ngô Tất Tố xứng đáng được thế hệ sau tìm hiểu và nghiền ngẫm. Đọc sách để có cái nhìn xuyên suốt quá khứ và hiện tại. Liệu sau này, con cháu của chúng ta có thấy, việc sống chết để vào một trường đại học của thời đại ngày nay cũng buồn cười như cái cách người người nhà nhà “đầu tư” vào một sĩ tử đi thi ngày xưa hay không?