Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Kết nối tri thức Bài tham khảo Mẫu 1 Cảm nhận của em về bữa cơm...

Bài tham khảo Mẫu 1 Cảm nhận của em về bữa cơm ngày đói trong Vợ nhặt Văn mẫu 11 Kết nối tri thức: Khi nói về truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã tâm sự: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà họ nghĩ đến cái sống”. Thật vậy

Hướng dẫn giải Bài tham khảo Mẫu 1 Cảm nhận của em về bữa cơm ngày đói trong Vợ nhặt – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Khi nói về truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã tâm sự: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà họ nghĩ đến cái sống”. Thật vậy, nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết ấy con người vẫn khao khát tìm được sự sống và hạnh phúc. Đoạn trích: “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại… lá cờ đỏ bay phấp phới” đã cho ta cảm nhận được tận cùng của sự xót thương về một khung cảnh khốc liệt của nạn đói nhưng con người vẫn khát khao ánh sáng, hạnh phúc và tương lai.

Con gái nhà Kim Lân viết về cha mình khi ông mất: “Sinh thời thầy tôi là một người mang rất nhiều mặc cảm”. Mặc cảm ở đây chắc hẳn do nhà văn là con của vợ ba, mẹ của nhà văn là người dân xóm ngụ cư. Cũng vì thế Kim Lân hiểu hơn cả con người nơi đó. Vì thế nhà văn được mệnh danh là nhà văn của đồng quê, của nông thôn Việt Nam. Tác phẩm ‘’Vợ nhặt’’ dựa trên tiểu thuyết ‘’ Xóm ngụ cư’’ được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng bị thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ( 1954) cũng đã đưa một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Bằng tài năng uyên bác Kim Lân đã gây đòn vang lớn cho tác phẩm của mình.

Hình ảnh bữa cơm ngày đói thuộc phần cuối của tác phẩm. Đây là bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ chuẩn bị để đãi nàng dâu mới vào buổi sáng hôm sau, Tràng đưa người vợ nhặt của mình về nhà. Trước hết đây là hình tượng đã tái hiện hình ảnh khốn cùng đáng thương của gia đình Tràng qua đó phản ánh được bức tranh hiện thực tối tăm, ảm đạm của nước ta trong nạn đói lịch sử.Là bữa cơm sum họp đầu tiên – bữa ăn đón dâu mới. Vậy mà bà cụ Tứ chẳng thể sửa soạn được cho tươm tất, trước hết là để cúng gia tiên mời họ hàng sau nữa là mừng cho hạnh phúc của các con. Đoạn văn bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại giữa cái mẹt rách chỉ có đôi một lùm rau chuối thái rồi, một đĩa muối và một niêu cháo lõng bõng. Đây là những món ăn rất quen thuộc của người dân nghèo, tuy vậy mỗi người chỉ được lưng lưng 2 bát là hết nhẵn, ba mẹ con đối mặt với nồi cháo cám. Chi tiết để lại ám ảnh nhất với người đọc trong bữa ăn này chính là chi tiết đó – nồi chè khoán được nấu bằng cháo cám. Có thể thấy nạn đói khủng khiếp đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn tới mức phải ăn những thức ăn vốn là của loài vật. Vậy mà, miếng cám đắng chát và nghẹn ứ nơi cổ họng trong tình cảnh này vẫn được xem ngon đáo để hay lắm cơ và xóm ta khối nhà chẳng có cháo cám mà ăn. Trong tình cảnh ấy mọi người dù cố gắng đến đâu thì niềm vui cũng chẳng thể trọn vẹn.Ba mẹ con ngồi ăn lặng lẽ tâm trạng dâng đầy những nỗi tủi hờn, đầy những dự cảm lo âu. Sự thảm hại của bữa cơm ngày đói càng tăng lên trong không khí ngột ngạt căng thẳng với tiếng trống thúc thuế dồn dập và hình ảnh những đàn quạ bay vẩn trên nền trời: như những đám mây đen. Âm thanh và hình ảnh này gợi lên không khí tang thương chết chóc. Từ tiếng trống thúc thuế ta còn thấy không khí hiện lên trong bữa cơm hình ảnh của bọn thực dân phát xít với những chính sách cai trị thâm độc tàn bạo, và tình cảnh của 2 triệu đồng bào ta trong thảm họa khủng khiếp này.

Tuy nhiên bữa cơm ngày đói trong tác phẩm này vô cùng cảm động, đó còn là một bữa cơm chan chứa tình người. Ở đó sáng lên những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ của con người Việt Nam trong khó khăn hoạn nạn. Trước hết đây là bữa cơm diễn ra trong không khí gia đình đầm ấm hoà hợp – mẹ con trên kính dưới nhường, vợ – chồng thuận hòa đầm ấm. Mặc dù bữa ăn trông thật thảm hại nhưng bà mẹ toàn nói chuyện vui chuyện sung sướng về sau, bà vừa ăn vừa tính toán cho tương lai. Không phải ngẫu nhiên khi bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm sau ấy lại bàn với con chuyện nuôi gà. Chuyện nuôi gà để vượt qua những hoàn cảnh cùng quẫn vốn mang một triết lí dân gian thể hiện một cách sâu sắc và cảm động. Niềm lạc quan vui sướng của nhân dân bao đời. Đáp lại lời mẹ, Tràng một mực dạ vâng ngoan ngoãn còn người con thì ý tứ lễ phép. Có thể thấy chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm hoà hợp như thế. Không khí bữa cơm gia đình đã khẳng định trong hoàn cảnh khốn cùng kể cả khi bị cái đói cái chết đe dọa con người Việt Nam vẫn giữ được đạo lí truyền thống đẹp đẽ của dân tộc mình. Không khí bữa cơm ngày đói ấy đã làm sáng lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong khó khăn hoạn nạn. Trước hết, đó là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan. Không phải ngẫu nhiên khi trong bữa ăn bà mẹ toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng về sau và bàn với con chuyện nuôi gà: “có tiền ta mua lấy đôi gà … chả mấy chốc mà có đàn gà cho mà xem”. Bà còn nhắc đến câu tục ngữ: “ Ai giàu ba họ ai khó ba đời” chuyện nuôi gà để vượt qua cơn bị cực vốn dĩ là một kinh nghiệm sống đã được khái quát thành một bài học một triết lí dân gian. Triết lý ấy cùng với niềm tin: “ Ai giàu ba họ ai khó ba đời” có ý nghĩa khẳng định: Trong bế tắc cùng quẫn người dân vẫn luôn lạc quan để hướng về tương lai vui sướng, để hi vọng. Vẫn biết chắt chiu niềm hạnh phúc đời thường từ những điều vốn bình dị, giản đơn. Lẽ thường, những người trẻ tuổi mới hay nói chuyện tương lai, bàn định kế hoạch để bà cụ Tứ một người gần đất xa trời bàn với con những câu chuyện ấy chính là cách Kim Lân bộc lộ niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động kể cả khi họ đã bị dồn đến hoàn cảnh khốn cùng. Nổi bật nhất xúc nhất trong bữa cơm ngày đói này chính là tình yêu thương. Trước hết đó là tình cảm mẹ con dành cho con. Do hoàn cảnh nhà bà cụ Tứ phải đãi nàng dâu bằng nồi cháo cám. Chắc chắn cũng hiểu nồi cháo đắng chát ấy chẳng có gì là “ ngon đáo để” là “ hay lắm cơ” song bà vẫn cố tạo ra không khí vui vẻ để an ủi, động viên các con. Ánh mắt của bà lấp lánh, lời nói của bà đon đả, cử chỉ lật đật đầy phấn chấn tất cả đều là những biểu hiện của tấm lòng người mẹ, bà đang cố khoả lấp đang gắng xua tan bóng đen u ám tối tăm đang bày ra trước mắt để gieo vào lòng các con những niềm hi vọng. Không chỉ có tình cảm mẹ dành cho con trong bữa ăn còn có cả tình cảm mẹ mà người con dâu đã đưa hai tay đón lấy bát “ chè khoán” mẹ trao và biết dù đó chỉ là cháo cám chị vẫn ăn ngon. Đó chính là hành động chị đem tấm lòng của mình để đáp lại tấm lòng của mẹ. Nếu tình cảm mẹ con dành cho nhau được biểu hiện qua chi tiết nồi cháo cám thì tình cảm vợ chồng dành cho nhau được khẳng định bằng việc xuất hiện đại từ nhân xưng trong cuộc trò chuyện “ Việt Minh phải không” “ Ừ sao nhà biết”. Từ” nhà” cho thấy tình cảm giữa vợ chồng họ thật ấm áp hoà thuận. Bữa cơm ngày đói trong tác phẩm này còn phản ánh không khí đấu tranh cách mạng và niềm tin niềm hi vọng vào sự đổi đời của người dân nghèo.

Trong âm thanh của tiếng trống thúc thuế, cuối bữa ăn vợ nhặt đã thông báo một thông tin quan trọng: Việt Minh,…Thông tin ấy đã đem đến niềm hi vọng vào sự thay đổi lớn lao của nhân vật Tràng không chỉ bổn phận trách nhiệm đối với người thân gia đình mà còn có cả ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Câu chuyện “ người ta không chịu đóng thuế nữa… người ta còn phá cả kho thóc của Nhật để chia chi người đói” mà người vợ nhặt kể cho mẹ con Tràng nghe đã hé mở sự vùng dậy của ý thức phản kháng, nghe chuyện, Tràng hỏi vợ: Việt Minh phải không”. Bằng hình ảnh đám người đói cùng lá cờ đỏ bay phấp phới trong óc Tràng gợi ta nghĩ đến con đường tất yếu mà vợ chồng Tràng mẹ con Tràng sẽ đi:con đường cách mạng. Đến với cách mạng để giải phóng quê hương đó là niềm tin tưởng, niềm lạc quan và cũng là tấm lòng trân trọng lòng yêu thương nhà văn Kim Lân dành cho người lao động.

Đúng như câu nói: “Tôi viết như một việc được thôi thúc bên trong nhưng cảm xúc, suy tư đòi hỏi tôi phải viết. Thực chất viết vào tôi viết về mình”. Hẳn tác giả phải thật sự hiểu và tôn trọng những con người khổ đau ấy để tìm cho họ những ánh sướng của hi vọng.