Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Kết nối tri thức Bài siêu ngắn Mẫu 1 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu...

Bài siêu ngắn Mẫu 1 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long Văn mẫu 11 Kết nối tri thức: Cùng với khu tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác và Chùa Một Cột

Trả lời Bài siêu ngắn Mẫu 1 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Cùng với khu tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác và Chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long trở thành một trong những địa điểm tồn tại lâu đời nhất tại Hà Nội, gắn liền với vô vàn triều đại và biến cố thăng trầm của lịch sử.

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích được nước ta xây dựng từ thế kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê sau đó phát triển mạnh ở thời Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Hoàng Thành Thăng Long là một công trình kiến trúc đồ sợ đại diện cho một trong những công trình để bảo vệ đất nước lớn nhất nước ta. Hoàng Thành Thăng Long được các triều đại xây dựng qua nhiều giai đoạn mới hoàn thành thành công.

Các công trình di tích còn lại trên mặt đất như Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn,… cùng với bằng chứng khảo cổ học tại khu di tích 18 Hoàng Diệu, với nhiều dấu tích nền móng của một quần thể kiến trúc cung điện, trong đó có những kiến trúc gỗ có quy mô lớn, cùng nhiều vật liệu xây dựng cao cấp, nhiều đồ gốm sứ ngự dụng, nhiều đồ quý khác của cung đình,… là những chứng tích vật chất phản ánh trình độ kỹ thuật cao, đặc sắc về kiến trúc và nghệ thuật của đất nước trên bình diện phát triển của khu vực và thế giới, nhất là trong thời kỳ thịnh đạt của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần, Lê sơ – thời kỳ được nhiều nhà sử học vinh danh là Kỷ nguyên Văn minh Đại Việt (thế kỷ 11 – 15).

Hoàng Thành Thăng Long là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đối với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống, đây là địa điểm vô cùng thú vị để chiêm nghiệm, tìm tòi những minh chứng chân thực và sống động nhất.