Đáp án Dàn ý chi tiết Phân tích văn bản Nguyệt cầm – Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi/Đề bài:
I. Mở bài
– Nhắc đến sự thành công của phong trào thơ mới, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến những cái tên như Chế Lan Viên, Huy Cận và đặc biệt là nhà thơ Xuân Diệu
– Trong thơ Xuân Diệu luôn có vai trò đặc biệt của cảm giác, cảm giác về cuộc sống xung quanh của nhà thơ. Bài thơ “Nguyệt cầm” là một trong những bài thơ thể hiện rõ
II. Thân bài
*4 câu thơ đầu
– Không khí bao trùm lên toàn bộ bài thơ là một vẻ lạnh, cái lạnh thấm sâu và xuyên suốt cả bài thơ
– “Trăng nhập” như muốn nói lên rằng ở đây trăng là một linh hồn nhạy cảm, bơ vơ đang đi tìm chỗ nương tựa
– “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần” dẫn đến niềm nhớ thương và sự phân chia nghìn trùng xa cách giữa hai bên
→ Hai câu thơ là cặp phạm trù song song đối đẳng.
4 câu thơ tiếp
– Cảnh vật quá đỗi trong sạch, nỗi buồn được lan toả trong không gian thanh sáng thành ra như không có gì lấp vào được
– Tiếng đàn thánh thót mà trầm lắng kia dồn dập mà chậm rãi làm cho ánh trăng như đang run lên trong không gian
– 2 câu thơ tiếp là nguyên nhân của tiếng đàn buồn, ra là thi nhân vẫn đang hướng tới con người.
– Số phận của họ có phải giống như tiếng đàn kia vang lên mong manh, lẽ loi rồi tan vào trong vũ trụ
*4 câu thơ tiếp
– Từ “lạnh” được đặt độc lập trong câu thơ mới thấy được cái lạnh toát ra mạnh mẽ nhất, đến người đọc cũng cảm thấy hơi lạnh
– Tiếng “trời ơi” vang lên như tiếng kêu thảng thốt của một tâm hồn mềm yếu trước cái lạnh ấy, cái rùng mình của một thân phận cô đơn
– Câu thơ đảo từ “long lanh” lên trên đầu cho ta thấy ánh sáng phát ra từ tiếng đàn, động vào sỏi đá → Tiếng đàn đêm nay lại là tiếng vang của những mối hận trong lòng.
– Câu thơ đưa ta về với bến Tầm Dương, với cảnh và tình ngày xưa để cảm nhận tiếng đàn ở mức độ tinh vi nhất
*4 câu thơ cuối
– Tiếng đàn hoá thành đại dương, mỗi giọt âm thanh vừa là trăng, là bạc, là pha lê
– Hai từ “bốn bề” được đặt ở đầu câu thứ nhất lặp lại ở cuối câu thứ hai vừa là đóng khung cuộc đời con người trong đó lại vừa mở ra một không gian vô tận
– Tiếng đàn ngân mãi, vang vọng vào cái không gian xa kia làm nó thêm vời vợi mà con người thì cứ nhỏ đi, chìm đi mãi.
III. Kết bài
– Thiên nhiên là hình thức biểu hiện của tình yêu, là nơi Xuân Diệu gửi gắm tâm trạng, những suy nghĩ khiến ông trăn trở. Nếu như ta thả tâm hồn mình cũng ngập chìm trong đó, ta sẽ thấy vương vấn man mác một nỗi buồn không tên