Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo Dàn ý chi tiết Phân tích văn bản Người ngồi đợi trước...

Dàn ý chi tiết Phân tích văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo: I – Dẫn dắt giới thiệu về tác giả và tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” II. Khái quát Tác giả: Huỳnh Như Phương sinh năm 1955

Hướng dẫn giải Dàn ý chi tiết Phân tích văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà – Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

I.Mở bài

– Dẫn dắt giới thiệu về tác giả và tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà”

II. Thân bài

1. Khái quát

a. Tác giả:

– Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi.

– Ông là giảng viên văn học tại Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

b. Tác phẩm:

– Văn bản “Người ngồi đợi trước hiên nhà” được viết vào năm 2015, in trong “Thành phố những thước phim quay chậm, Tản văn”.

– Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời của nhân vật dì Bảy dưới góc nhìn của người cháu. Vợ chồng dì Bảy mới lấy nhau vỏn vẹn một tháng thì chồng dì phải tập kết ra Bắc. Khi ấy, dì Bảy tròn hai mươi tuổi. Suốt hai mươi năm ròng rã, dì vẫn chung thủy chờ chồng. Kể cả khi đã nhận giấy báo tử, dì vẫn không đi bước nữa.

2. Phân tích:

a. Tình cảnh của hai vợ chồng dì Bảy:

Dượng Bảy mồ côi cha mẹ, đi đóng quân ở ngôi làng và gặp dì. Họ lấy nhau mới được một tháng thì dượng Bảy đã phải đi tập quân ra Bắc.

b. Cuộc sống dì Bảy trong những năm tháng kháng chiến:

– Dù đã bị chia cắt, dì Bảy và dượng Bảy vẫn luôn hướng về nhau trong suốt khoảng thời gian sau đó.

– Dượng Bảy vẫn luôn tìm cách để liên lạc: “Thỉnh thoảng một lá thư gói trong bọc ni lông bé tí chuyển đến nhà tôi giữa đêm khuya mang theo tin tức của dượng như một niềm hy vọng đáp lại nỗi trông chờ mòn mỏi của dì”.

– Dù có những người ngỏ ý dạm hỏi nhưng dì vẫn giữ niềm tin chồng mình sẽ trở về.

c. Cuộc sống của dì Bảy sau khi hòa bình lập lại:

– Đến năm 1975, gia đình mới nhận giấy báo tử. Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn.

– Tình yêu, lòng chung thủy của dì vẫn không bao giờ mất đi:

+ Lòng dì đã không còn rung động trước bất kì ai.

+ Dì Bảy ở lại chăm sóc bà, trông coi nhà thờ.

+ Khi bà ngoại mất, dì về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ. Vào chiều muộn dì lại ra ngồi trước hiên nhà.

3. Đánh giá

– Giá trị nội dung:

+ Lên án chiến tranh cuớp đi hạnh phúc con người.

+ Ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Tình huống truyện hấp dẫn, cảm động.

+ Ngôi kể thứ nhất xưng “Tôi”.

+ Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.

+ Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.

III. Kết bài

-Khẳng định giá trị của tác phẩm.