Lời giải Bài tham khảo Mẫu 3 Phân tích văn bản Trăng sáng trên đầm sen – Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi/Đề bài:
Văn học được coi như cửa sổ tâm hồn đưa người đọc tìm đến những áng văn, những vần thơ hết sức lôi cuốn. Đó là những tâm huyết, những niềm mong mỏi của bao vị thi nhân, thi sĩ, những tác giả muốn gửi gắm đến bao độc giả nhiều thi phẩm, tuyệt phẩm với nhiều nội dung chủ đề hết sức đa dạng. Nổi bật trong đó mang tên tác phẩm “Trăng sáng trên đầm sen”, ấy là đứa con tinh thần tiêu biểu của Chu Tự Thanh, được coi tác phẩm đặt lòng khi để lại nhiều dấu ấn sâu sắc đến với độc giả.
Bởi văn học đối với tác giả được coi như mặt trời chân lí, ấy là sự sống còn, là sự hi vọng, là cánh cửa mở rộng tâm hồn trong Chu Tự Thanh. Vì thế trong kho tàng văn chương của ông sở hữu vô vàn tuyệt phẩm tiêu biểu phải kể đến như: Tấm Lưng, Trăng sáng trên đầm sen, Màu xanh, …mỗi tác phẩm là một dấu ấn tiêu biểu để lại giá trị tích cực, nhân mĩ cho người đọc. Để mang lại những giá trị đó, có lẽ những giọt mồ hôi nước mắt đã luôn tồn tại trong tác giả, bởi những hi sinh dành cho văn chương lớn như vậy thế nên đứng ở cương vị một người “thưởng” văn có lẽ luôn luôn cần ghi nhận những đóng góp này. Bởi nổi tiếng là con người chính trực thẳng thắn, quan điểm nói không với bù trừ, mọi vấn đề đều được giải quyết chính đáng. Đặc biệt khi tác giả bén duyên với nghề dạy học ông lại hết sức thông thái và linh hoạt với nghề này, tất cả mọi hoạt động Chu Tự Thanh đều hưởng ứng và tích cực tham gia.
Đến với “Vầng trăng đang từ từ nhô lên” tác phẩm dường như đã hoàn toàn chinh phục người đọc bởi tính sâu sắc và độc đáo ẩn chứa trong đó. Đó là hình ảnh của vầng trăng, hình ảnh tĩnh lặng đến lạ thường, điều đó được bộc bạch trong chi tiết “Vầng trăng đang từ từ nhô lên, đã không còn nghe thấy tiếng nô đùa của bọn trẻ chơi trên đường cái bên ngoài bức tường”. Chừng ấy từ thôi đã đủ khiến người đọc não lòng về không gian vừa trầm tĩnh lại còn im ắng đến lạ thường. Văn học trong Chu Tự Thanh không đơn giản như vậy, đó còn được hiểu như lời tâm sự, lời ngỏ tìm đến những chia sẻ khi đang trong tâm thế “cảm thấy trong lòng bồn chồn không yên”. Cảm xúc hiện tại đã nao lòng rồi! Tác giả không để mạch cảm xúc bị ngắt nhịp, Chu Tự Thanh tự thu mình vào thế giới của kí ức xưa, đó là đầm sen tác giả thường ngắm nghía, đó là con đường quen thuộc ông hay bước chân qua, những kỉ niệm đó đã phần nào thúc giục tác giả: “Thoát khỏi bản thân vào lúc bình thường, như bước vào một thế giới khác hẳn”, đó cũng đang thể hiện lên một phần nào đó nhạy cảm với những hoài niệm trong ông.
Ta đã thấy hình ảnh của Hồ chủ tịch ngắm trăng để xuất thơ, khi đến với “Trăng sáng trên đầm sen” vẫn là hình ảnh của vầng trăng thanh bình ấy, nhưng chủ thể nhân vật đã đổi mới hoàn toàn về cách sử dụng giá trị của vầng trăng. Chu Tự Thanh đã hòa mình vào ánh sáng đó, ánh sáng diệu kì để tận hưởng hương vị đất trời, hương vị kì vĩ của thiên nhiên. Đầm sen khoác lên mình chiếc áo dịu dàng mà thơ mộng “Trên mặt đầm sen quanh co uốn khúc là những tán lá sen san sát. Lá sen nhô lên mặt nước rất cao, như là váy của nàng vũ nữ yêu kiều”, đó còn là hình nhân hóa đến nét đẹp của người phụ nữ kiều diễm mà thướt tha. Tác giả đã không chắt chiu nghệ thuật, hơn hết ông hào phóng khi sử dụng nghệ thuật trong tác phẩm này đó là sự so sánh của mùi hương trong những bông hoa sen kia với tiếng hát của một tài tử nào đó từ trên tòa nhà cao tầng. Với việc sử dụng nghệ thuật trên đã lột tả hoàn toàn những giá trị mới mẻ của bông sen. Ánh trăng lúc này đối với tác giả không chỉ mang nét hoài niệm, ánh trăng lúc này được coi như nghệ thuật của sự hoàn mĩ. Đó là hình ảnh ánh trăng với sự chiếu rọi xen kẽ, đó là ánh trăng với sự nhân hóa những bằng những thứ kì dị. Đặc biệt giữa sự hào nhoáng của ánh trăng đó là âm hưởng đến từ bản nhạc vi-ô-lông nổi tiếng, còn gì tuyệt vời hơn khi được tận hưởng một khung cảnh toàn mỹ đến như vậy! Bởi đó cũng là khoảnh khắc trữ tình đến nao lòng trong mỗi cá nhân khi thưởng văn của Chu Tự Thanh.
Giá trị nội dung thì luôn ở đó, giá trị nghệ thuật thì vẫn luôn tồn tại một cách đặc sắc, vì thế đó là cách Chu Tự Thanh lôi cuốn trái tim độc giả. “Trăng sáng trên đầm sen” được coi như hình ảnh thu nhỏ của tâm tư tình cảm trong tác giả, vì thế tác phẩm trên đối với Chu Tự Thanh là niềm cảm hứng để tác giả tiếp tục phát triển với hành trình theo đuổi cái đẹp của văn chương.