Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Cánh diều Dàn ý chi tiết Nghị luận về bài thơ Sông Đáy Văn...

Dàn ý chi tiết Nghị luận về bài thơ Sông Đáy Văn mẫu 11 Cánh diều: Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Thiều và bài thơ Sông Đáy. Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Trả lời Dàn ý chi tiết Nghị luận về bài thơ Sông Đáy – Văn mẫu 11 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Thiều và bài thơ Sông Đáy.

– Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

2. Thân bài

a) Vẻ đẹp của con sông Đáy

– Dòng sông Đáy chảy qua những địa danh quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ tác giả, là quê hương, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên.

– Vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng của dòng sông: “bãi bờ xanh biếc”, “lúa bờ dâu”, “con thuyền nhỏ”, “bóng trăng”.

– Sông Đáy là biểu tượng cho quê hương, cho ký ức tuổi thơ.

– Sông Đáy như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả một vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con.

b) Tình cảm của tác giả đối với con sông Đáy

– Yêu thương, gắn bó, trân trọng.

– Nhớ nhung khi xa quê.

– Tiếc nuối, day dứt khi chẳng thể níu ký ức trong tay, sông Đáy giờ một nơi, còn ta thì một nơi…

– Ngày trở về gặp lại Sông Đáy, “tôi” đã khóc → giọt nước mắt của sự thương xót cũng là giọt nước mắt của hạnh phúc.

– Biết ơn con sông đã nuôi dưỡng tâm hồn mình.

c) Yếu tố tượng trưng: con sông Đáy

– Sông Đáy là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả.

+ Biểu tượng cho quê hương: Sông Đáy là một phần không thể thiếu của quê hương, chứng kiến những đổi thay của quê hương và là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ về quê hương.

+ Biểu tượng cho cuộc đời: chảy mãi không ngừng như dòng chảy của cuộc đời, có những lúc êm đềm, có những lúc dữ dội, là nơi gửi gắm những tâm tư, tình cảm của con người.

d) Đặc sắc nghệ thuật

– Thể thơ tự do.

– Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế.

– Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng.

– Sử dụng nhiều hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.

– Giọng thơ chân thành, tha thiết, thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương.

3. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ.