Trả lời Câu hỏi trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai – Trao duyên. Gợi ý: Chú ý vào tình huống của truyện để trả lời câu hỏi này.
Câu hỏi/Đề bài:
Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời, thương đời của Nguyễn Du. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chỉ ra biểu hiện của sự “hiểu” và “thương” ấy trong đoạn trích Trao duyên.
Hướng dẫn:
Chú ý vào tình huống của truyện để trả lời câu hỏi này.
Lời giải:
Thúy Kiều thực sự là một người đáng thương hơn đáng trách. Có thể mọi người sẽ thấy nàng làm như vậy có thể là ích kỷ bởi sao lại bắt em mình phải nên duyên với người mình yêu. Nhưng khi xét kỹ về các góc độ ta sẽ thấy, điều đó là hoàn toàn hợp lý. Kiều đã vì gia đình, làm tròn chữ hiếu mà từ bỏ hạnh phúc cả đời của mình bằng việc bán thân – chuyện mà nhiều người sẽ không dám làm và nay, khi nàng đang chuẩn bị phải chia xa, nhưng vì vẫn mang nặng lòng với Kim Trọng, nàng không thể yên lòng rời đi và đó là lúc nàng nhờ cậy Thúy Vân. Thúy Vân thực sự khó có thể từ chối duyên này bởi nàng thương chị gái và trước lời khẩn thiết như vậy, nàng phải chấp nhận nó. Đến đây, ta thấy Kiều thực sự rất đáng thương, nàng không muốn phụ ai ở đây cả và nàng đã chọn cách trao duyên để mối tình này có phần được xoa dịu và vì vậy, nó đáng thương hơn là đáng trách.
Xem thêm cách soạn khác