Lời giải Câu 4 trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập hai – Hệ thống hóa kiến thức đã học. Tham khảo: Xem lại các văn bản đã học.
Câu hỏi/Đề bài:
Phân tích ý nghĩa của các nội dung thực hành tiếng Việt trong việc hỗ trợ hoạt động đọc văn bản ở sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.
Hướng dẫn:
Xem lại các văn bản đã học
Lời giải:
Bài 6, phần thực hành tiếng Việt ở đây chủ yếu nói về biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối – đây là những loại biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong thơ văn cổ Việt Nam. Việc sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc có tác dụng tạo nên ấn tượng về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh. Biện pháp tu từ đối có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hòa cho lời thơ, câu văn.
Ở bài 7, chúng ta được học về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học. Đây là một biện pháp đặc biệt, nhằm thể hiện một dụng ý nghệ thuật nào đó. Nó có thể được sử dụng linh hoạt ở cả trong thơ và văn xuôi, gợi cho người đọc những liên tưởng mới lạ về sự vật, hiện tượng.
Trong bài 8, chúng ta được học về việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong việc trình bày văn bản. Đây là một biện pháp hay không chỉ tăng sự nhận thức về vấn đề mà nó còn giúp người đọc dễ dàng hiểu ra vấn đề và thể hiện rõ sự hiểu biết sâu rộng của người viết.
Ở bài 9, ta được học về cách giải thích nghĩa của từ. Bài học này chỉ ra 3 cách chính để giải thích nghĩa của từ gồm trình bày khái niệm mà từ đó biểu thị, nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, làm rõ nghĩa từng yếu tố. Sử dụng linh hoạt các cách giải thích nghĩa của từ không chỉ giúp bài viết của chúng ta trở lên sinh động mà nó còn giúp cho việc giải thích được rõ ràng hơn.