Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - siêu ngắn Câu 3 trang 155, Văn 11 tập 1: Tổng hợp những nội...

Câu 3 trang 155, Văn 11 tập 1: Tổng hợp những nội dung thực hành tiếng Việt trong Văn 11 tập 1 theo các gợi ý sau: Nội dung thực hành

Hướng dẫn soạn Câu 3 trang 155, SGK Ngữ Văn 11, tập một – Hệ thống hóa kiến thức đã học. Hướng dẫn: Chú ý vào phần Tiếng Việt được học.

Câu hỏi/Đề bài:

Tổng hợp những nội dung thực hành tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:

– Nội dung thực hành;

– Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững;

– Ý nghĩa của hoạt động thực hành.

Hướng dẫn:

Chú ý vào phần Tiếng Việt được học

Lời giải:

Tiêu chí

Nội dung thực hành

Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững

Ý nghĩa của hoạt động thực hành

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác. Ngôn ngữ nói gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách, báo, văn bản hành chính, thư từ,… Ngôn ngữ viết tồn tại trong các văn bản xuất hiện dưới nhiều hình thức vật thể khác nhau: bản viết tay, bản đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị,…

Giúp người thực hành có thể phân biệt được trong hoàn cảnh nào nên dùng ngôn ngữ nói, hoàn cảnh nào nên dùng ngôn ngữ viết, từ đó là tăng giá trị biểu đạt và thông điệp được truyền tải cũng sẽ rõ ràng hơn.

Nhận biết những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

Cần:

– Nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt

-Thực hiện việc đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau.

– Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học: Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hoá” đối tượng được nói tới.

Việc phá vỡ quy tắc thông thường không chỉ thể hiện sự tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ của người viết mà nó còn gây hứng thú, ấn tượng sâu sắc đến người đọc người nghe của tác phẩm.

Những lưu ý trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Tuỳ hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Nhưng nếu đã sử

dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó.

Giúp người thực hành có thể phân biệt được trong hoàn cảnh nào nên dùng ngôn ngữ nói, hoàn cảnh nào nên dùng ngôn ngữ viết, để biết cách sử dụng cho phù hợp với từng ngữ cảnh, từ đó là tăng giá trị biểu đạt và thông điệp được truyền tải cũng sẽ rõ ràng hơn.

Nhận biết lỗi và thành phần câu và cách sửa

* Thiếu thành phần nòng cốt

– Câu thiếu chủ ngữ

+ CS1: dựa vào ngữ cảnh để bổ sung chủ ngữ phù hợp

+ CS2: lược bỏ quan hệ từ ở đầu câu để bộ phận đứng sau đó trở thành chủ ngữ

– Câu thiếu vị ngữ

+ CS1: thêm từ “là” để biến thành phần chêm xen thành vị ngữ.

+ CS2: giữ nguyên thành phần chêm xen, dựa vào ngữ cảnh để bổ sung vị ngữ phù hợp

– Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

+ CS: dựa vào ngữ cảnh, bổ sung thành phần nòng cốt để hoàn thành câu

* Sắp xếp sai vị trí thành phần câu

– Thiếu vế câu

+ CS: bổ sung quan hệ từ phù hợp, tương ứng với quan hệ từ đã có ở vế câu trước.

Người thực hành có thể nắm được những kiến thức cơ bản về cách viết câu sao cho đúng ngữ pháp để từ đó tránh những lỗi sai ngữ pháp không cần thiết trong quá trình viết và trong quá trình nói.