Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu hỏi trang 109, Văn 11 tập 1: Viết đoạn văn (khoảng...

Câu hỏi trang 109, Văn 11 tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành

Trả lời Câu hỏi trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một – Dương phụ hành. Tham khảo: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học.

Câu hỏi/Đề bài:

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành.

Hướng dẫn:

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học

Đưa ra cảm nhận của bản thân.

Lời giải:

Cách 1

Điều em thấy tâm đắc nhất trong tác phẩm là cái nhìn đa sầu, đa cảm và tiến bộ của tác giả Cao Bá Quát được bộc lộ trong câu chuyện. Thường đối với người phương Đông, những hành động âu yếm, thể hiện cảm xúc tại nơi công cộng được cho là khiếm nhã, thiếu tôn trọng người khác nhưng trái với những hành động đó, ông thấu hiểu văn hóa phương Tây và hiểu rằng đối với họ đó là chuyện hết sức bình thường. Ông còn miêu tả hết sức kỹ lưỡng từng hành động của người thiếu phụ để làm nổi bật lên sự ngưỡng mộ, ghen tị của mình. Ông cũng ao ước mình được như vậy, sống trong những cảm xúc thật và không cần phải để ý đến cái nhìn của người khác. Nhưng không, số phận không cho phép ông được như vậy, ông nhìn cảnh hai vợ chồng họ âu yếm, hạnh phúc và thương thay cho số phận, hoàn cảnh của chính mình.

Cách 2:

Dương Phụ Hành được Cao Bá Quát sáng tác trong lần ông có dịp theo phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán bên Indonesia. Đặc biệt, chuyến đi ấy đã giúp Cao Bá Quát phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, thú vị thông qua hình ảnh người phụ nữ phương Tây làm nũng với chồng. Tất cả những chi tiết ấy đều được quan sát bằng đôi mắt tinh tế của Cao Bá Quát, ông đã ghi lại và miêu tả cảnh tượng ấy thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng được tác giả được bộc lộ một cách nhẹ nhàng, kín đáo. Chính vì lẽ đó mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong tác phẩm mới mang những nét riêng rất độc đáo và đặc sắc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể những lời nói và cử chỉ hồn nhiên kia đối với mọi người là quá đỗi bình thường, thậm chí người ta còn thấy rằng rất ngọt ngào và chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng đối với thời bấy giờ, khi ấy xã hội phong kiến Việt Nam còn bị bó buộc bởi những quan điểm bảo thủ, cực đoan, thiển cận trong những lối tự tôn mù quáng, lố lăng thì việc tán thưởng hay đồng tình với một cảnh tượng đẹp đẽ và xa lạ như thế đã thể hiện quan niệm nghệ thuật thật mới mẻ và hiện đại.