Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu 5 trang 90, Văn 11 tập 1: Phân tích những ưu...

Câu 5 trang 90, Văn 11 tập 1: Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Trả lời Câu 5 trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một – Thực hành tiếng Việt trang 89. Hướng dẫn: Dựa vào kiến thức về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để trả lời câu hỏi này.

Câu hỏi/Đề bài:

Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Hướng dẫn:

Dựa vào kiến thức về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để trả lời câu hỏi này.

Lời giải:

* Ngôn ngữ nói

– Trước hết nó là phương tiện sơ khai nhất, giúp con người có thể biểu đạt thông điệp, tình cảm, cảm xúc của mình một cách cụ thể bằng những từ ngữ trực tiếp thể hiện cảm xúc.

Ví dụ: khi bạn đang tức giận, sẽ là rất khó để kiềm chế cảm xúc của mình khi mắng một ai đó

– Trong ngôn ngữ nói, nhiều khi sự trau chuốt trong từ ngữ bị hạn chế, thường là sự thẳng thắn nên dẫn đến mất lòng, trong nhiều trường hợp nó có thể gây rạn nứt trong các mối quan hệ.

– Ngôn ngữ nói thường bị chi phối bởi các yếu tố tình cảm vì vậy nó thường xen lẫn cảm xúc của người nói một cách rõ ràng và khó kiểm soát.

* Ngôn ngữ viết

– Trái lại với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết luôn được trau chuốt trong nội dung cũng như cách sử dụng từ sao cho phù hợp. Bởi vậy nó thường có nhiều sự mềm mại hơn trong cách biểu đạt. Ví dụ như viết thư, khi ta đang tức giận, nếu nói ra thành lời sẽ có khả năng làm rạn nứt mối quan hệ bởi cảm xúc lúc đó bị chi phối. Đổi lại nếu bạn viết thư, hay nhắn tin, bạn sẽ có thời gian nhìn lại những lời bạn định nói, trau chuốt nó để bớt gay gắt và nhẹ nhàng hơn, không chỉ người đọc thấy dễ chịu trong lòng mà người viết cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

– Nhưng trong một số trường hợp, ngôn ngữ viết thường dài, bị lan man khiến người nghe, người đọc khó nắm bắt được thông tin, hay bởi tính học thuật của nó mà việc tiếp thu sẽ trở lên khó khăn hơn. Lúc này ta sẽ cần đến sự giải thích của ngôn ngữ nói.