Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu 5 trang 155, Văn 11 tập 1: Nhớ lại các nội...

Câu 5 trang 155, Văn 11 tập 1: Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong Văn 11 tập 1 trên các phương diện sau

Soạn văn Câu 5 trang 155, SGK Ngữ Văn 11, tập một – Hệ thống hóa kiến thức đã học. Hướng dẫn: Chú ý vào phần kiến thức nội dung nghe và nói.

Câu hỏi/Đề bài:

Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa

Ngữ văn 11, tập một trên các phương diện sau:

– Tên của nội dung hoạt động nói và nghe:

– Yêu cầu của hoạt động:

– Thách thức và ý nghĩa của hoạt động.

Hướng dẫn:

Chú ý vào phần kiến thức nội dung nghe và nói.

Lời giải:

Tiêu chí

Tên nội dung hoạt động nghe, nói

Yêu cầu của hoạt động

Thách thức và ý nghĩa của hoạt động

Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện

– Giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình

– Nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện

– Trình bày những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm

– Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau.

– Thách thức: nhiều tác phẩm quá khó, gây khó khăn cho việc tìm hiểu; khó thống nhất được quan điểm giữa các thành viên; đôi khi xảy ra xung đột nhỏ…

– Ý nghĩa: học sinh sẽ biết cách giới thiệu về một tác phẩm về quy trình, các bước tiến hành sao cho hiệu quả nhất.

Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật

– Cung cấp được thông tin về tác phẩm nghệ thuật một cách rõ ràng, chính xã

– Nêu được lý do chọn giới thiệu tác phẩm

– Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với lý lẽ, bằng chứng thuyết phục

– Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm.

– Thách thức: nhiều tác phẩm quá khó, gây khó khăn cho việc tìm hiểu; khó thống nhất được quan điểm giữa các thành viên; đôi khi xảy ra xung đột nhỏ…

– Ý nghĩa: học sinh sẽ biết cách giới thiệu về một tác phẩm về quy trình, các bước tiến hành sao cho hiệu quả nhất.

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội

– Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận

– Làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội

– Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết cách phân tích, đánh giá ý kiến của người khác

– Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề

– Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận.

– Thách thức: khó khăn trong việc thống nhất ý kiến giữa các thành viên; công việc phân chia chưa được đồng đều; phần chuẩn bị nội dung của mỗi người không giống nhau…

– Ý nghĩa; học sinh sẽ học được cách đưa ra và bình luận về một vấn đề xã hội, từ đó nắm và hiểu được vấn đề bàn luận.

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

– Chọn được vấn đề thảo luận có ý nghĩa gần gũi với trải nghiệm của tuổi trẻ, học đường

– Nêu được các khía cạnh của vấn đề và những cách tiếp cận khác nhau

– Thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề với lý lẽ thuyết phục và bằng chứng phù hợp, sinh động trong từng ý kiến phát biểu

– Thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận.

– Thách thức: xảy ra mâu thuẫn trong quá trình thảo luận; lượng công việc phân chia không được đồng đều; các ví dụ chưa sát với thực tế…

– Ý nghĩa: giúp học sinh nắm được cách khai thác một vấn đề trong đời sống

Trình bày kết quả nghiên cứu

– Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài

– Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính

– Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

– Thách thức: một số đề tài khó, việc tìm kiếm thông tin khó khăn; lựa chọn những hình ảnh, biểu đồ chưa được phù hợp; cách trình bày chưa truyền tải được hết thông điệp.

– Ý nghĩa: người nói có thể học được cách làm thế nào để làm và trình bày một kết quả nghiên cứu mang tính khoa học. Giúp người thực hiện hiểu rõ thêm về một vấn đề của cuộc sống.