Trả lời Câu 4 trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một – Sống hay không sống – đó là vấn đề. Tham khảo: Dựa vào nội dung vở kịch, chỉ ra một số biểu hiện “hành động bên trong”.
Câu hỏi/Đề bài:
Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện ” hành động bên trong”, ” hành động bên ngoài” của nhân vật vua Clô-đi-út và Hăm-lét.
Từ bảng trên, hãy lí giải sự khác biệt giữa con người qua ” hành động bên trong” và con người qua ” hành động bên ngoài” của mỗi nhân vật. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong văn bản.
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung vở kịch, chỉ ra một số biểu hiện “hành động bên trong”, “hành động bên ngoài” của nhân vật vua Clô-đi-út và Hăm-lét. Sau đó lí giải sự khác biệt giữa con người qua ” hành động bên trong” và con người qua ” hành động bên ngoài” của mỗi nhân vật. Đồng thời nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả.
Lời giải:
Nhân vật |
Hành động bên ngoài |
Hành động bên trong |
Vua Clô-đi-út |
Quan tâm, lo lắng cho tình hình sức khỏe của thái tử. Lo lắng tình trạng của Hăm-lét
|
Sai lũ tay sai theo dõi xem Hăm-lét có giả điên không. Bày mưu tính kế, lên kế hoạch để khử trừ Thái Tử.
|
Hăm-lét |
Giả điên, chịu mọi kiểm soát của vua |
Đấu tranh nội tâm. Chán ghét, căm hận, tức giận tột độ trước cái chết của cha và những việc làm của Hoàng Hậu và vua. Luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để tìm ra sự thật và trả thù cho cha, tránh mọi tai mắt của vua.
|
→ Sự khác biệt giữa con người qua ” hành động bên trong” và con người qua ” hành động bên ngoài” của mỗi nhân vật:
-
Clô-đi-út muốn che đậy đi tội ác, sự xấu xa, thâm hiểm trong con người mình bằng vẻ bề ngoài tử tế, hiền lành, bao dung.
-
Hăm-lét bên ngoài là người điên, không tỉnh táo nhưng bên trong lại thấu đáo, sáng suốt. Dù không muốn nhưng vì tình thế bất đắc dĩ nên thái tử phải đóng giả người điên để bảo toàn mạng sáng, tìm ra sự thật, trả thù cho cha.
→ Tác giả đã xây dựng thành công hai tuyến nhân vật đối lập nhau phe thiện >< phe ác. Từ đó tạo nên tình huống truyện gây cấn, tăng tính kịch tính, thú vị, thu hút người đọc; các nhân vật được xây dựng chân thật như từ chính đời thực.
Xem thêm cách soạn khác