Gợi ý giải Câu 2 trang 61, SGK Ngữ Văn 11, tập hai – Nguyệt cầm. Hướng dẫn: Khai thác nội dung bài thơ, tập trung vào những chi tiết có chứa những hình ảnh thể hiện sự.
Câu hỏi/Đề bài:
Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật đã kết hợp để tạo nên các hình ảnh thể hiện sự tương giao giữa các giác quan trong cột [3]:
Khổ thơ |
Ánh sáng (trăng) [1] |
Âm thanh (đàn – âm nhạc) [2] |
Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3] |
1 |
…giọt rơi tàn như lệ ngân |
||
2 |
…bóng sáng bỗng rung mình |
||
3 |
Long lanh tiếng sỏi… |
||
4 |
…ánh nhạc: biển pha lê… |
Từ bảng trên, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm.
Hướng dẫn:
Khai thác nội dung bài thơ, tập trung vào những chi tiết có chứa những hình ảnh thể hiện sự tương quan của các giác quan [3] mà đề bài đã gợi ý trong bảng
Từ đó tìm và chỉ ra những hình ảnh ánh sáng, âm thanh tương ứng để hoàn chỉnh bảng.
Sau đó nêu nhận xét của bản thân về sự kết hợp giữa các cảm giác và nêu tác dụng. Qua đó, lý giải nhan đề theo những gì bản thân đã phân tích theo bảng trên.
Lời giải:
Khổ thơ |
Ánh sáng (trăng) [1] |
Âm thanh (đàn – âm nhạc) [2] |
Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3] |
1 |
“trăng thương”, “trăng nhớ”, “trăng ngần” |
“đàn buồn”, “đàn lặng”, “đàn chậm” |
…giọt rơi tàn như lệ ngân |
2 |
“mây vắng”, “trời trong” |
“ đêm thủy tinh” |
…bóng sáng bỗng rung mình |
3 |
“nguyệt tỏ ngời” |
“đàn ghê như nước” |
Long lanh tiếng sỏi… |
4 |
“sương bạc” |
“khuya nín thở” |
…ánh nhạc: biển pha lê… |
→ Sự kết hợp giữa các cảm giác được cấu tạo từ sự tương giao, sự chuyển đổi của các giác quan
– Ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm: gợi cho người đọc những liên tưởng về sự hòa quyện của ánh trăng trong bản nhạc của người nghệ sĩ. Mặt khác cũng gợi đến bóng dáng của nhân vật trữ tình với cây đàn cầm gảy trong đêm trăng.
Xem thêm cách soạn khác