Soạn Câu hỏi 1 trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một – Ôn tập cuối học kì 1. Hướng dẫn: Dựa vào các thể loại đã học trong chương trình học kì I.
Câu hỏi/Đề bài:
Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu rõ ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B
Hướng dẫn:
Dựa vào các thể loại đã học trong chương trình học kì I, vận dụng để nối tên thể loại ở cột A phù hợp với đặc điểm được nêu rõ ở cột B.
Lời giải:
– Tùy bút/ tản văn – thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận……
– Văn bản nghị luận – lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.
– Truyện thơ dân gian – thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
– Truyện thơ dân gian – không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc.
– Truyện thơ Nôm – có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lý – có c
– Truyện thơ Nôm – có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.
– Văn bản thông tin tổng hợp – sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/sơ đồ/ bảng biểu,…), nhiều phương thức biểu đạt ( thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,…)
– Bi kịch – nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.