Hướng dẫn soạn Câu 2 trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một – Ôn tập trang 140. Gợi ý: Từ văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Âm mưu và tình yêu, tìm và chỉ ra những hành động.
Câu hỏi/Đề bài:
Kẻ bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động, lời thoại tiêu biểu; từ đó khái quát tính cách của các nhân vật:
Nhân vật chính |
Hành động, lời thoại và tính cách |
|
|
Hành động, lời thoại |
Tính cách |
Vũ Như Tô |
|
|
Hăm-lét |
|
|
Phéc-đi-năng |
|
|
Hướng dẫn:
Từ văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Âm mưu và tình yêu, tìm và chỉ ra những hành động. lời thoại tiêu biểu. Sau đó điền vào bảng mà đề bài đã cho.
Lời giải:
Nhân vật chính |
Hành động, lời thoại và tính cách |
|
|
Hành động, lời thoại |
Tính cách |
Vũ Như Tô |
Khi bị bắt: + Vũ Như Tô – Xin đa tạ tấm lòng tri kỷ. Đan Thiềm, xin cùng bà vĩnh biệt (buồn rầu, trấn tĩnh ngay) + Vũ Như Tô (đầy hi vọng) – Dẫn ta ra mắt An Hòa Hầu, để ta phân trần, để ta giảng giải, cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ta tội gì….” Chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt: + Vũ Như Tô (nhìn ra, rú lên) – Đốt thực rồi! Đối thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! |
Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây Cửu Trùng Đài lại là có tội. → Không chịu khuất phục, ngoan cố chứng minh sự quang minh chính đại của bản thân đến cuối cùng mới nhận ra vấn đề.
|
Hăm-lét |
Hăm-lét nhận ra xã hội ấy không còn sự công bằng, chỉ còn chỗ cho những thế lực xấu xa, con người sẵn sàng giẫm đạp lên nhau để đạt được mong muốn của mình mà không trừ thủ đoạn nào. Vì vậy Hăm-lét biết mình phải vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến. Việc giả điên sẽ giúp Thái tử tránh được sự quan sát, theo dõi của Clô-đi-út và bọn tay sai.
|
Hăm-lét hiện lên là một người thông minh, mưu trí, chàng đã chọn con đường “cầm vũ khí đứng lên” bằng kế hoạch chàng đã vạch sẵn. Việc phân tích nhân vật Hamlet đã cho chúng ta nhìn nhận được thực tế trong con mắt của Hamlet, để rồi từ đó thấy rằng trong tâm hồn chàng toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở.
|
Phéc-đi-năng |
– Chỉ trích hành động của cha mình – Tể tưởng – Sẵn sàng chết cùng Luy-đơ chứ nhất định không chịu khuất phục bạo quyền. – Dùng thanh kiếm sĩ quan để xin cha. – Xin chúa chứng giám và uy hiếp Tể tướng.
|
Phéc-đi-năng hiện lên với vẻ ngỗ nghịch, sẵn sàng cãi lại cha thậm chí là muốn cầm kiếm lên đấu tranh với cha nhưng tất cả là vì tình yêu và sự tự do của chàng và Luy-đơ. Phéc-đi-năng là một chàng trai dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng đổi cả mạng sống của mình để đòi lại công bằng, đòi lại tự do và tình yêu của mình.
|