Hướng dẫn soạn Câu 3 trang 92, SGK Ngữ Văn 11, tập một – Thực hành Tiếng Việt trang 91. Hướng dẫn: Gợi nhớ kiến thức về ngôn ngữ nói và phân tích cụ thể về tình huống giao tiếp và cách.
Câu hỏi/Đề bài:
Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?
a.
– Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à? Hẳn trợn mắt, chỉ vào mặt cự
– Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ, cụ dành dịu giọng:
– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hẳn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:
– Tao đã bảo tao không đòi tiền.
– Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?
Hắn dõng dạc:
– Tao muốn làm người lương thiện.
Bá Kiến cười ha hả:
– Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:
– Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách… biết không!… Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!…
(Nam Cao)
b. – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!
– Ở cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?
– Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thủ tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.
(Nguyễn Tuân)
Hướng dẫn:
Gợi nhớ kiến thức về ngôn ngữ nói và phân tích cụ thể về tình huống giao tiếp và cách sử dụng ngôn ngữ.
Lời giải:
a.
– Tình huống truyện: Chí Phèo cầm dao sang nhà Bá Kiến đòi giết.
– Cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong đoạn trích: Ngôn ngữ giao tiếp giữa Chí Phèo và Bá Kiến là ngôn ngữ hàng ngày được sử dụng trong giao tiếp của những người dân quê trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, nó không có được lựa chọn hay gọt giũa.
– Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết tác giả là người am hiểu về ngôn ngữ của người nông dân Việt Nam.
b.
– Tình huống truyện: Hai nhân vật đang giao tiếp với nhau về nhân vật Huấn Cao.
– Cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong đoạn trích: Thầy thơ “Dạ, bẩm” với viên cai ngục → Ngôn ngữ đậm chất cổ xưa.
– Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa.