Soạn Câu 3 trang 117 SGK Ngữ Văn 11, tập một – Thực hành Tiếng Việt trang 116. Tham khảo: Gợi nhớ lại kiến thức về lỗi thành phần câu, phân tích nguyên nhân và sửa lỗi.
Câu hỏi/Đề bài:
Xác định câu đúng, câu sai trong các nhóm câu dưới đây. Những câu sai đó mắc lỗi gì, vì sao?
a1. Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng của giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
a2. Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng, giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
a3. Ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng của giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
b1. Qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.
b2. Tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã cho ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.
b3. Qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã cho ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.
b4. Qua tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã cho ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.
c1. Truyện ngắn Chí Phèo, một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao, một trường hợp điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa mất cả hình người và tính người.
c2. Truyện ngắn Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao, một trường hợp điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa mất cả hình người và tính người.
c3. Truyện ngắn Chí Phèo, một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đã phản ảnh một trường hợp điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa mất cả hình người và tính người.
c4. Truyện ngắn Chí Phèo, một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao, một trường hợp điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa mất cả hình người và tính người, đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một thành tựu tiêu biểu của dòng văn chương hiện thực.
Hướng dẫn:
Gợi nhớ lại kiến thức về lỗi thành phần câu, phân tích nguyên nhân và sửa lỗi.
Lời giải:
+ a1. Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
+ a2. Đúng
+ a3. Đúng
+ b1. Đúng
+ b2. Đúng
+ b3. Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
+ b4. Câu thiếu vị ngữ do người viết, người nói nhầm thành phần định ngữ là vị ngữ của câu.
+ c1. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ do người viết, người nói nhầm thành phần biệt lập là vị ngữ và thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
+ c2. Đúng
+ c3. Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
+ c4. Câu thiếu vị ngữ do người viết, người nói nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu.