Hướng dẫn giải Câu hỏi 5 Sau khi đọc Phần B trang 10 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo – Bài Đọc trang 3 SBT Văn 11 – Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Dựa vào phần phân tích ở trên.
Câu hỏi/Đề bài:
Kẻ bảng sau vào vở và xác định các yếu tố người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn và một số hình ảnh/ chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề của hai tác phẩm Chiều sương và Chữ người tử tù:
Hướng dẫn:
Dựa vào phần phân tích ở trên
Quan sát kĩ bảng và chú ý các yếu tố cần so sánh
Lời giải:
Các yếu tố |
Chiều sương |
Chữ người tử tù |
Người kể chuyện |
Có hai người kể chuyện: Ở phần 1 là chàng trai, ở phần 2 là lão Nhiệm Bình. Tuy nhiên, ngay trong phần 1 cũng có nhiều đoạn người kể cho phá là lão Nhiệm Bình. Như vậy, và có nhiều người kể chuyện văn bản. |
Người kể chuyện là một người đứng ngoài cuộc theo dõi toàn bộ động thái của các nhân vật trong truyện. |
Nội dung câu chuyện |
Vào một buổi chiều sương lăng dăng, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, nhóm bạn chài đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tố đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau. |
Câu chuyện bắt đầu từ khi viên quản ngục nghe tin trong số tội phạm phản nghịch có người tên Huấn Cao. Sau đó vì yêu cái tài, cái đẹp mà ông đã biệt nhỡn nhân tài. Tuy nhiên, Huấn Cao vẫn tỏ ra phũ phàng thờ ơ cho đến khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục. Cuối cùng, trong cảnh tù ngục tối tăm, ẩm ướt, Huấn Cao đã sáng tác ra tác phẩm nghệ thuật thể hiện lý tưởng cả đời của ông và khuyên viên quản ngục thay đổi chốn ở. Câu chuyện cho thấy cái đẹp trong tính cách 2 nhân vật chính và tâm hồn yêu cái đẹp của tác giả. |
Điểm nhìn |
Ở phần 1, chúng ta thấy có điểm nhìn của chàng trai, của lão Nhiệm Bình; ở phần 2 là điểm nhìn của lão Nhiệm Bình, đôi khi điểm nhìn có dịch chuyển sang một số người bạn chài khác như chú trai, các bác chải… |
Nhìn tổng thể câu chuyện, ta thấy rằng, điểm nhìn của câu chuyện là điểm nhìn ngôi thứ ba, tuy nhiên có sự thay đổi điểm nhìn từ ngôi thứ ba toàn tri sang ngôi thứ ba hạn tri để dẫn dắt người đọc như đi vào thế giới của nhân vật. |
Hình ảnh/chi tiết tiêu biểu |
Những chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài. |
Hình ảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục từ cuối tác phẩm. |