Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 4 trang 72 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo:...

Câu hỏi 4 trang 72 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo: Viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận về một trong những đối tượng sau

Giải Câu hỏi 4 trang 72 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo – Bài Viết trang 71 SBT Văn 11 – Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Đọc lại cách viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự.

Câu hỏi/Đề bài:

Đề bài: Viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận về một trong những đối tượng sau:

Một tác phẩm văn học

Một tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội họa,…)

Một nhân vật/ sự kiện văn hóa;…

Hướng dẫn:

Đọc lại cách viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Lời giải:

Gợi ý: Thuyết minh về chiếc nón lá

“Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che”

Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến hai câu thơ trên trong bài thơ “Quê hương”. Từ xưa đến nay, nón lá là một vật dụng quen thuộc đã đi vào thơ ca Việt Nam tự bao giờ. Nón lá là vật đội đầu truyền thống, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tà áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Nón lá Việt Nam đã có lịch sử từ lâu đời, hình ảnh tiền thân của nón lá được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lữ và tháp đồng Đào Thịnh. Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để là vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Tuy nhiên, đó mới chỉ là chiếc nón sơ khai, được làm một cách đơn giản và khá khác so với chiếc nón được sử dụng hiện nay. Bởi vì ngày nay chiếc nón đã được làm kì công và tinh xảo hơn nhiều.

Muốn làm ra một chiếc nón thì cần phải qua nhiều công đoạn lớn nhỏ khác nhau. như: phơi lá, rẽ lá, là lá, vức vòng, dán nón, khâu nón, cạp nón, lồng nhôi… Và khâu nào cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của mỗi người thợ.

Cuối cùng là công đoạn khâu nón, chỉ khâu bằng loại cước nhỏ trắng muốt. Người khâu phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Đây được coi là công đoạn rất khó đòi hỏi sự khéo léo của mỗi người bởi nếu không khéo lá sẽ bị rách. Điều quan trọng nữa là mũi khâu yêu cầu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường khâu. Cái tài của người thợ làm nón là các múi nối sợi móc khi khâu được dấu kín và khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu… Người thợ còn kì công thêu hình ảnh những cô thiếu nữ, đóa hoa hay cảnh đẹp quê hương có khi là cả một bài thơ. Một chiếc nón đẹp là cả sự chăm chút của người làm nón.

Với các cô gái, chiếc nón lá cùng với tà áo dài làm tôn lên vẻ kín đáo, dịu dàng. Nón lá là món đồ trang sức không cầu kì đắt tiền mà đẹp một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc như chính tâm hồn con người Việt Nam. Đâu đâu ta cũng thấy thấp thoáng những chiếc nón lá dù là đi chợ hay đi hội ta đều gặp các bà, các mẹ dưới nón lá nghiêng tre.

Nón lá cũng là vật dụng mà mẹ chồng trao cho con dâu trước khi về nhà chồng để cầu chúc cho cuộc sống vợ chồng trăm năm bền chặt. Đó cũng là món quà lưu niệm mà du khách nước ngoài mang về để tặng cho người thân. Nón được làm bằng lá nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, khi không dùng thì treo lên cao, tránh để rơi, dễ bị méo, thủng. Khi trời mưa có thể bọc ngoài nón một lớp túi bóng trắng mỏng, nếu bị ướt thì phơi khô tránh bị ố vàng.

Ngày nay có rất nhiều vật dụng như mũ, ô,… ra đời dần dần có thể thay thế nón nhưng hình ảnh chiếc nón vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam để rồi mỗi chúng ta cần có thái độ tôn trọng nét đẹp truyền thống này.