Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 3 Phần A trang 4 SBT Văn 11 Chân trời...

Câu hỏi 3 Phần A trang 4 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo: Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Muối của rừng là gì?

Trả lời Câu hỏi 3 Phần A trang 4 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo – Bài Đọc trang 3 SBT Văn 11 – Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Rút ra kết luận về nội dung từ đó suy ra tư tưởng tác phẩm.

Câu hỏi/Đề bài:

Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Muối của rừng là gì? Hãy so sánh với Chiều sương (Bùi Hiển) để thấy tư tưởng của hai tác giả về những vấn đề môi trường.

Hướng dẫn:

– Rút ra kết luận về nội dung từ đó suy ra tư tưởng tác phẩm

– Đọc lại văn bản Chiều sương

– Chú ý tư tưởng của hai tác giả về những vấn đề môi trường

Lời giải:

– Tư tưởng của tác phẩm “Muối của rừng”: Muối của rừng chính là bài học về tính người, về lòng trắc ẩn và tình yêu thiên nhiên, tư tưởng coi trọng tự nhiên. Qua câu chuyện, tác giả muốn truyền tải những thông điệp vị nhân sinh đến với công chúng.

– So sánh 2 tác phẩm “Muối của rừng” và “Chiều sương”

+Giống nhau:

– Đều phản ánh về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, thái độ của con người với tự nhiên.

– Hai tác giả đều viết tác phẩm của mình dưới cái nhìn nhân văn.

+Khác nhau

Muối của rừng

Chiều sương

Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm được viết trong thời kỳ những vấn đề sinh thái đang nhức nhối

Được viết khi đi biển

Đối tượng

Núi rừng

Biển cả

Tác động của con người

Chủ động ( con người tấn công thiên nhiên – đi săn).

Bị động (thiên nhiên tấn công con người).

Thái độ

– Thiên nhiên là thú vui.

– Ban đầu hào hứng với thú vui đi săn nhưng sau dần được tự nhiên cảm hóa và động lòng trắc ẩn. Từ đó trở nên yêu mến và trân trọng thiên nhiên.

– Thiên nhiên là nguồn sống.

– Ban đầu sợ sệt dần trở lên chai lì trước những thiên tai.

Đọc hai văn bản, ta thấy rõ tri thức, tâm huyết và tài năng của hai tác giả và tư tưởng nhân văn trong tác phẩm. Về tư tưởng:

– Đối với Bùi Hiển, ông rất yêu thương con người, tuy không phân tích, lí giải nhưng lại đi sâu vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Việc miêu tả sự bất trắc của tự nhiên chỉ là cái cớ để nói lên lòng yêu thương, thông cảm đối với những con người bình thường nhưng cuộc sống của họ còn khó khăn,

– Đối với Nguyễn Huy Thiệp, ông viết Muối của rừng vào thời kì những vấn đề về sinh thái đang diễn ra rất nghiêm trọng. Ông miêu tả quá trình tương tác giữa tự nhiên với con người để phân tích, lí giải mối quan hệ giữa con người với tự nhiên nhưng qua đó lại thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng trắc ẩn, đau lòng khi thiên nhiên đang bị tàn phá.