Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 2 Phần B trang 61 SBT Văn 11 Chân trời...

Câu hỏi 2 Phần B trang 61 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo: Chỉ ra cách trình bày thông tin của các phần văn bản dưới đây và cho biết hiệu quả của các cách trình bày này

Hướng dẫn giải Câu hỏi 2 Phần B trang 61 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo – Bài Đọc trang 51 SBT Văn 11 – Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Đọc lại kiến thức về các cách trình bày trong văn bản thông tin.

Câu hỏi/Đề bài:

Chỉ ra cách trình bày thông tin của các phần văn bản dưới đây và cho biết hiệu quả của các cách trình bày này:

a. Hai bên mũi ghe có cặp mắt nổi, đuôi mắt cong vút được trang trí hoa văn như mắt rồng, phượng…. Tạo hình này tương tự như cặp mắt trên những chiếc ghe trong lễ hội nước ở vùng hồ Ton-lé Sáp (Tonle Sap) (Cam-pu-chia (Cambodia)).

b. Trong cấu tạo của ghe ngo, hai cây cần câu (cây kềm) có vai trò đặc biệt quan trọng… người nối phải là người khoẻ mạnh, có đạo đức, am hiểu về ghe ngo.

Hướng dẫn:

Đọc lại kiến thức về các cách trình bày trong văn bản thông tin

Lời giải:

Phần văn bản

Cách trình bày thông tin

Hiệu quả của cách trình bày

a. Hai bên mũi ghe có cặp mắt nổi, đuôi mắt cong vút được trang trí hoa văn như mắt rồng, phương … Tạo hình này tương tự như cặp mắt trên những chiếc ghe trong lễ hội nước ở vùng ho Ton-lé Sap (Tonle Sap) (Cam-pu-chia (Cambodia).

Phối hợp các cách trình bày thông tin sau:

– Ý chính (ý nghĩa của biểu tượng mắt ghe) và nội dung chi tiết (miêu tả hình dạng cặp mắt ghe, lí giải tục vẽ mắt ghe).

– So sánh – đối chiếu: Sự khác biệt trong cách tạo hình cặp mắt ghe ngo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cách vẽ thông thường ở nhiều vùng miền khác.

Làm rõ ý nghĩa của biểu tượng mắt ghe trên chiếc ghe ngo.

b. Trong cấu tạo của ghe ngo, hai cây cần câu (cây kềm) có vai trò đặc biệt quan trọng … người nối phải là người khoẻ mạnh, có đạo đức, am hiểu về ghe ngo.

Phối hợp các cách trình bày thông tin sau:

– Ý chính (vai trò đặc biệt quan trọng của hai cây cần câu (cây kềm) trong cấu tạo của ghe ngo) và nội dung chi tiết (chất liệu làm cần câu; cách cột, đặt cần câu; chức năng của hai cần câu đối với ghe ngo).

– Nguyên nhân (Hai cây cần câu là biểu tượng của sức mạnh hội tụ (của các thành viên đội ghe và chiếc ghe) trong một sức mạnh duy nhất) – kết quả (người Khơ-me tin vào những yếu tố tâm linh trong việc thực hiện buộc hai cây cần ấy).

Làm rõ ý nghĩa của biểu tượng cần câu trên chiếc ghe ngo.