Giải chi tiết Câu 7 trang 46, SBT Ngữ văn 11, tập hai – Bài tập viết và nói – nghe trang 44 sách bài tập văn 11 – Cánh diều. Gợi ý: Tham khảo cách tìm ý và lập dàn ý trong SGK, mục 2. Thực hành, mục 2.1.
Câu hỏi/Đề bài:
Lập dàn ý cho bài giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Hướng dẫn:
Tham khảo cách tìm ý và lập dàn ý trong SGK, mục 2. Thực hành, mục 2.1, trang 112 – 113.
Lời giải:
I. Tác giả
– Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, quê gốc ở Đà Nẵng nhưng sinh ra tại Phú Thọ.
– Sinh ra trong một gia đình trí thức, cha lại là nhà viết kích nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật sớm được bộc lộ.
– Là nghệ sĩ đa tài, có thể làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh,… nhưng thành công nhất là kịch. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại ông được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất.
II. Tác phẩm
1) Hoàn cảnh ra đời
– Được viết năm 1981 nhưng đến 1984 mới ra mắt công chúng
– Cốt truyện dân gian được xây dụng thành vở kịch nói hiện đại
– Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch
2) Bố cục
Gồm 3 phần
– Phần 1: từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”. Nội dung chính là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
– Phần 2: tiếp đến “Không cần!”. Nội dung chính là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.
– Phần 3: Còn lại. Nội dung là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba
3) Giá trị nội dung
Lưu Quang Vũ gửi đến người đọc thông điệp rằng được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống đúng với những giá trị mình có và theo đuổi giá trị ấy còn quý giá hơn. Khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn thì đó mới được gọi là sự sống thực sự. Đồng thời tác giả muốn nói rằng con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với bản thân, với sự dung tục để hoàn thiên nhân cách và vươn tới giá trị tinh thần cao quý.
4) Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn
– Cuộc đối thoại đậm chất triết lí, giàu kịch tính tạo nên chiều sâu triết lí của vở kịch
– Hành động của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh
– Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống.