Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Câu 3 trang 53, SBT Văn 11 tập 2: Đọc bài viết...

Câu 3 trang 53, SBT Văn 11 tập 2: Đọc bài viết sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: a) Hãy chỉ ra đối tượng chính mà bài viết muốn hướng tới

Đáp án Câu 3 trang 53, SBT Ngữ văn 11, tập hai – Bài tập viết và nói – nghe trang 52 sách bài tập văn 11 – Cánh diều. Gợi ý: Đọc bài viết, chú ý đến từ khóa của từng câu hỏi để có thể tìm thông tin.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc bài viết sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Hãy chỉ ra đối tượng chính mà bài viết muốn hướng tới.

b) Xác định mục đích của người viết

c) Xác định phần mở bài, thân bài và kết bài của văn bản trên.

d) Phần mở bài nêu vấn đề gì?

e) Trong phần thân bài, tác giả đã trình bày những nội dung nào?

f) Người viết đã kết thúc bài viết ra sao?

g) Những dẫn chứng xác thực nào đã được người viết nêu ra để minh họa cho ý kiến của mình

h) Chỉ ra các câu văn thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả

Hướng dẫn:

Đọc bài viết, chú ý đến từ khóa của từng câu hỏi để có thể tìm thông tin, đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.

Lời giải:

a) Đối tượng chính mà bài viết muốn hướng tới là các bạn trẻ, nhất là những bạn đang sử dụng kiểu ngôn ngữ biến tướng, “quái dị”

b) Mục đích của người viết là gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bạn trẻ và cả xã hội về một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại – hiện tượng sử dụng ngôn ngữ theo kiểu kì quái, có nguy cơ làm mất sự trong sáng của tiếng Việt.

c) Mở bài là đoạn (1), thân bài là đoạn (2) và kết bài là đoạn (3)

d) Phần mở bài nêu hiện tượng lạm dụng ngôn ngữ kiểu quái dị trong các diễn đàn, tin nhắn điện thoại….đến mức báo động của một bộ phận các bạn trẻ ngày nay.

e) Trong phần thân bài, tác giả đã lần lượt trình bày các nội dung về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ quái dị của các bạn trẻ về việc sử dụng phần mềm chuyển dịch thứ ngôn ngữ ấy, chỉ ra một vài tờ báo cổ vũ cho kiểu sử dụng ngôn ngữ nêu trên và các nguyên nhân của hiện tượng ngôn ngữ này.

f) Người viết đã kết thúc bằng việc khẳng định hiện tượng trên là môt vấn nạn, đã đến mức báo động, đồng thời đề xuất một số giải pháp cần phải thực hiện để ngăn chặn tình trạng trên, trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt

g) Để minh họa cho ý kiến của mình, người viết đã nêu ra khá nhiều dẫn chứng xác thực, cụ thể về việc sử dụng ngôn ngữ quái dị của các bạn trẻ. Chẳng hạn: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey le tizh iu nha!”) hoặc “Ar2 ui, hum ney em bun wa..” (tạm “dịch” là: Anh hai ơi, hôm nay em buồn quá); hay “Zeu ngey moi a hong zi zau, a zhe wua trung dzon e, a zoi em wa Bih Qoi choi. Zeu a baz thi nhen tih e bit em koi pai zoi”;….

h) Các câu văn thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả:

– Tuy nhiên, việc quá lạm dụng ngôn ngữ kiểu quái dị trong các diễn đàn hoặc tin nhắn điện thoại,..thật sự đến mức báo động

– “…nhưng tôi thật sự sốc khi bắt gặp những dòng chữ kì quặc của một cô bạn đang là sinh viên năm nhất”

– “….nào ngờ nó lại đang trở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng trong giới tuổi teen hiện nay”

– “Vậy mà thật bất ngờ khi hiện nay có không ít tờ báo, đặc biệt là những tờ báo viết cho đối tượng tuổi mới lớn lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay sử dụng vào ngôn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh động cho bài viết và gây ấn tượng đối với độc giả”

– “Có thể khẳng định vấn đề sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ như đã nêu trên hết sức nhức nhối, thậm chí có thể coi là một hiện tượng xã hội rất đáng lo ngại”