Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Đề thi đề kiểm tra Văn 11 - Kết nối tri thức Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức –...

Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức – Đề số 5: Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6. 0 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi kế tiếp NÓ CŨNG ĐÁNH GIẶC PHẢI KHÔNG MẤY ANH (Người mẹ cầm súng

Phân tích, đưa ra lời giải Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức – Đề số 5 – Đề thi giữa kì 2 – Đề số 5 – Đề thi đề kiểm tra Văn 11 Kết nối tri thức. Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 5 được biên soạn theo…

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi kế tiếp

NÓ CŨNG ĐÁNH GIẶC PHẢI KHÔNG MẤY ANH

(Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi)

Tóm tắt tác phẩm Người mẹ cầm súng

Truyện viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ một cô bé nghèo đi ở đợ, chị đã đượ cách mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dày dạn kinh nghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công. Lý tưởng cách mạng cũng như quyết tâm diệt ngoại xâm của người mẹ năm con cầm súng này được thể hiện qua câu nói giản dị mà khẳng khái: “Còn cái lạ quần cũng đánh”.

Đoạn trích sau đây nằm ở phần cuối tác phẩm.

Thế là Út đã là mẹ của năm đứa con. Việc nhà kéo níu hơn. Vừa làm việc, chị vừa phải trông chừng từng lúc bóng nắng ngoài giọt. Từ Cầu Kè, những ấp chiến lược giặc lập ra năm ngoái theo vết dầu loang đã bị chặn lại. Bấy giờ là lúc ta tấn công. Cái kế hoạch Xta-lây-Tay-lo của giặc ở Tam Ngãi càng rạn nứt thì công việc của người mẹ càng bận rộn và đầy hấp dẫn. Sanh chưa đầy tháng, Út lại đi công tác. Đi không nổi, con Bé bơi xuồng chở mẹ đi. Để tránh mắt giặc, Út trùm khăn kín mặt. Thường là lúc ra đi hầu như chỉ để ra đáy mua cá về chợ bán, nhưng khi về chị lại có thêm dăm chục đạn ở trong xuống. Cũng không cần phải giấu giếm khi qua bót giặc vì chính những cái bót ấy cho chị đạn. Đó là những buổi gặp gỡ kỳ lạ. Những tên lính mà Út và đội du kích đã từng bắt sống trong các trận trước, bây giờ lại trở ra đi lính. Họ nhìn ra mặt Út, tưởng như bị bắt tới nơi, nhưng qua lời chị và nhất là nhớ cái ơn cứu sống của chị năm trước, họ lại cho chị đạn. Rồi dần dần họ trở thành những cơ sở của chị, hăng hái và trung thành.

Chiều, Út chạy vô, mọi người đã chuẩn bị xong xuôi. Một chút nữa là hụt đi. Mừng quá! Chỉ tại mình dốt. Anh em cũng muốn cho Út ở nhà, vì chị mới sanh, nhưng chị không đi thì rất khó móc cơ sở. Lúc sắp lên đường, anh Mười ở tỉnh nói với Út: Chị về cho thằng nhỏ bú rồi trở ra.

Hồi nãy vì vội, Út chưa cho bú thật. Nhưng về thì trễ. Chị nói:

– Ở nhà có con Bé con tôi nó quấy bột rồi.

– Chị cứ về cho cháu bú. Anh em chờ

Út bơi xuồng về. Chị chọc cho con dậy bú. Con bú no, chị chọc lét cho nó cười, rồi hối hả đi. Trời mưa như trút nước. Nửa đêm hôm đó, anh Tịch và Út bò vào móc cơ sở, mở cửa rào dẫn một cánh đột vô. Vợ chồng Út lại thu được ba cây súng và rổ lựu đạn hôm qua. Bộ đội tràn vô khắp ấp, lùng bắt ác ôn, rượt bọn lính chạy, thu thêm một số súng. Suốt đêm, Út đi lay từng cây cọc sắt, tìm lựu đạn gài để đồng bào yên tâm phá rào.

Sáng hôm sau, những người đàn bà đi chợ Cầu Kè ngang qua ấp chiến lược Chông Nô 2, thấy một người phụ nữ đầu đội nón nhựa chiến lợi phẩm, tay cầm súng, lá cây giắt đầy mình, miệng ăn trầu đỏ tươi, đứng gác trong công sự đầu ấp. Hình ảnh ấy của Út được các bà truyền đi khắp xã cùng với tin cái ấp chiến lược kiên cố, ác ôn nhất Cầu Kè bị phá banh. Út đứng như vậy, dưới trời mưa từ ba giờ khuya tới sáng. Những tên thanh niên chiến đấu, sáng sớm tưởng ta rút, mò về, bất thần bị Út bắt giơ tay. Và cứ trông chừng hắn ta chụp tay vào lưng chỗ nào là y như chỗ đó có lựu đạn. Lúc gần rút về, một tên ác ôn chọi Út một trái lựu đạn. Trong lúc hoảng hốt, nó không rút chốt. Út nhanh mắt chụp lấy. Chị chưa kịp chọi lại nó thì anh em đã nổ cho nó một phát vào giữa ngực. Hôm đó, Út thu được một đống lựu đạn đem chất đầy vọng gác. Về nhà, trong buổi liên hoan mừng chiến thắng, anh Mười ở tỉnh ôm thằng nhỏ của Út giơ ra giữa đám đông, nói:

– Cháu à, má cháu bỏ cháu cả đêm, nhờ bác la má cháu mới về cho cháu bú đó.

Sau tiếng cười rộ lên, mọi người đều im bặt. Tất cả đều hướng về phía mẹ con xông vào ổ địch, trông chị gan lì, khác hẳn. Anh em chuyên tay nhau thăng nhỏ và cùng hôn nó.

[…] – Tôi tính vầy. Hồi cưới nhau tôi đã hứa với chú Chín Luông bận bịu đến

mấy cũng không được để chồng mất công tác, bây giờ tôi cũng phải giữ y vậy. Anh lỡ về đây rồi thì vui cho thỏa mãn với con rồi đi, vậy thôi.

Sáng hôm sau, anh Tịch đi sớm. út cũng chuẩn bị súng đạn đi công tác, tiện thể đi hỏi giá dưa ở ngoài sông. Chị em con Bé đã dậy, đang đùa giỡn nhí nhố ở trong mùng. Anh Tịch đi, nửa bụng thương vợ, nửa bụng thương con, và thương nhiều nhất là cái câu vợ nói: Anh đi cho gấp, đừng để anh em trông, rán làm sao vừa rõ mặt người là phải qua hết ven đồng…

Nhân dân Tam Ngãi cũng có một thói quen. Dù ở Ngãi Nhứt, Ngọc Hồ nhiều

vườn hay Bung Lớn nhiều lúa, dù là bà con người Kinh hay người Khơ-me, dù là

các mẹ chiến sĩ hay các cô gái trong đội văn nghệ, tất cả đều làm một việc giống

nhau: giúp đỡ gia đình Út. Nếu thấy chị em con Bé đi một mình thì người ta hiểu

rằng cha mẹ chúng đang đi đánh giặc. Và nếu lúc đó có pháo hoặc máy bay bắn

thì bất cứ ai cũng có thể ra kéo chúng xuống hầm mình. Còn gặp bữa ăn thì khỏi

nói, ai cũng cảm thấy có bổn phận ôm chúng vào nhà, cho ngồi vào mâm, và tìm

mọi cách cho chúng thấy ở đây cũng như ở nhà chúng vậy, Út đi ra trận đã bớt

phải lo con. Sau khi, tôi đi đánh giặc được Mặt trận thương, cô bác thương nên cứ đánh hoài. Bây giờ trên cho làm xã đội phó tôi cũng đánh hoài. Út vác cạc-bin

xuống ngồi gốc cây bang, mấy mẹ, mấy chị ở Láng Sắc, Trà Cú đeo dính chung

quanh. Không ai biết người mẹ nghèo năm con nhỏ làm cách nào mà vẫn còn

cầm súng được. Út sung sướng đến chảy nước mắt, trả lời lúng túng:

– Nói đến công bao bọc thì con nặng tội với cô bác hết sức, không biết chừng

nào con bù đắp lại cô bác cho đầy đủ.

Bà Sáu Hò ngồi cạnh Út, nói: – Không phải bây ăn của tao rồi bây gánh trả tao là được. Bây đánh giặc cho giỏi là bây bồi bổ lại cho tạo được rồi.

Như mọi người dân Tam Ngãi khác, đêm ấy bà Sáu Hò cũng cảm thấy vinh dự. Niềm vinh dự của những người đã biết sống xứng đáng trên miếng đất còn nghèo khổ mà đầy giặc này.

………………

Nguyễn Thi tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải Anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Sáng tác của Nguyễn Thi thuộc nhiều thể loại như thơ, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết,…

(*) Nhan đề do nhóm biên soạn đặt

Câu hỏi

Câu 1. Dòng nào nói lên đặc điểm thể loại của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh

A. Truyện dài viết về cuộc đời, số phận nhân vật.

B. Truyện ngắn, viết về một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật.

C. Truyện kí viết về gương người thật, việc thật – phụ nữ yêu nước.

D. Trích đoạn tiểu thuyết, phản ánh hiện thực rộng lớn, nhiều nhân vật.

Câu 2. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?

A. Nam Bộ

B. Phụ nữ

C. Anh hùng

D. Yêu nước

Câu 3. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh

A. Niềm tin: trẻ em cũng chống giặc.

B. Vui mừng, ngợi ca chiến công ( yêu nước).

C. Cổ vũ tinh thần tương thân tương ái.

D. Niềm vui chiến thắng muôn nơi.

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh:

A. Chị Út Tịch

B. Đứa con chị Út

C. Người dân Tam Ngãi

D. Anh Tịch

Câu 5. Dòng nào nói lên đặc điểm điểm nhìn trần thuật của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?

A. Dùng một điểm nhìn của người kể chuyện (hạn tri).

B. Phối hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn trận thuật (bên trong, bên ngoài)

C. Di chuyển điểm nhìn trần thuật từ người kể chuyện sang nhân vật.

D. Điểm nhìn trần thuật của nhân vật chính.

Câu 6. Văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Kể về việc gì?

A. Ta tấn công khiến kế hoạch Xta-lây-Tay-lo ở Tam Ngãi dần bị phá hủy

B. Chị Út Tịch lập nhiều chiến công, được phong xã đội phó.

C. Những đứa con của chị Út cùng tham gia đánh giặc.

D. Bà con tại địa phương giúp đỡ gia đình chị Út để chị yên tâm công tác

Câu 7. Yếu tố phi hư cấu trong văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh là:

A. Sự việc: một tên ác ôn chọi Út một trái lựu đạn nhưng nó không rút chốt

B. Kế hoạch Xta-lây-Tay-lo ở Tam Ngãi, các địa danh, người thật – chị Út Tịch

C. Người dân Tam Ngãi tham gia đáng giặc, ủng hộ cán bộ.

D. Chị Út Tịch mẹ của năm đứa con được phong Xã đội phó.

Câu 8. Dòng nào không nói lên sự hi sinh, cống hiến của người mẹ anh hùng

A. Sanh chưa đầy tháng, Út lại đi công tác. Đi không nổi, con Bé bơi xuống chở mẹ đi.

B. Suốt đêm, Út đi lay cây cọc sắt, tìm lựu đạn gài để đồng bào yên tâm phá rào.

C. Hồi nãy vì vội, Út chưa cho bú thật. Nhưng về thì trễ.

D. Út vác cạc-bin xuống ngồi gốc cây bang, mấy mẹ, mấy chị ở Láng Sắc, Trà Cú đeo dính chung quanh.

Câu 9: Theo em, văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Có yếu tố hư cấu không? Hãy lựa chọn một chi tiết và phân tích đôi nét về hiệu quả nghệ thuật của chúng (1đ)

Câu 10: Nhan đề Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Hướng đến đối tượng nào? Tạo nên hiệu quả gì? (1đ)

II. VIẾT (4 điểm)

Quan sát bức ảnh và ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

2. Tấm ảnh

O du kích nhỏ gương cao súng

Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế! To gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu!

(Tố Hữu)

Câu 1: Xác định mối liên quan giữa bức ảnh, bài thơ Tấm ảnh (Tố Hữu) với văn bản đọc Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi) (0,5đ)

Câu 2: Đặt chủ đề/ vấn đề bao trùm cả nội dung của 3 tài liệu nói trên (ảnh, thơ, truyện kí) và viết bài luận về vấn đề đó. Yêu cầu sử dụng 3 tài liệu trên làm bằng chứng cho lí lẽ, luận điểm, chính kiến của bản thân (3,5đ)

—–Hết—–

– Học sinh không được sử dụng tài liệu.

– Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8 (0.5đ)

C

D

B

A

C

A

B

D

Câu 1 (0.5 điểm)

Câu 1. Dòng nào nói lên đặc điểm thể loại của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?

A. Truyện dài viết về cuộc đời, số phận nhân vật.

B. Truyện ngắn, viết về một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật.

C. Truyện kí viết về gương người thật, việc thật – phụ nữ yêu nước.

D. Trích đoạn tiểu thuyết, phản ánh hiện thực rộng lớn, nhiều nhân vật.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại dấu hiệu nhận biết và đặc điểm của thể loại

Lời giải:

Đặc điểm thể loại của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?: Truyện kí viết về gương người thật, việc thật – phụ nữ yêu nước

→ Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm)

Câu 2. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?

A. Nam Bộ

B. Phụ nữ

C. Anh hùng

D. Yêu nước

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản và tiêu đề

Lời giải:

Đề tài của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?: Đề tài Yêu nước

→ Đáp án: D

Câu 3 (0.5 điểm)

Câu 3. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?

A. Niềm tin: trẻ em cũng chống giặc.

B. Vui mừng, ngợi ca chiến công (yêu nước).

C. Cổ vũ tinh thần tương thân tương ái.

D. Niềm vui chiến thắng muôn nơi.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản, chú ý nhân vật chính và các chi tiết nổi bật

Lời giải:

Cảm hứng chủ đạo của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?: Vui mừng, ngợi ca chiến công (yêu nước).

→ Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh:

A. Chị Út Tịch

B. Đứa con chị Út

C. Người dân Tam Ngãi

D. Anh Tịch

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản, chú ý nhân vật được tập trung khắc họa tính cách và đặc điểm

Lời giải:

Nhân vật chính trong văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh: Chị Út Tịch

→ Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm)

Câu 5. Dòng nào nói lên đặc điểm điểm nhìn trần thuật của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?

A. Dùng một điểm nhìn của người kể chuyện (hạn tri).

B. Phối hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn trận thuật (bên trong, bên ngoài)

C. Di chuyển điểm nhìn trần thuật từ người kể chuyện sang nhân vật.

D. Điểm nhìn trần thuật của nhân vật chính.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về điểm nhìn trần thuật

Xác định điểm nhìn trần thuật của văn bản

Lời giải:

Đặc điểm điểm nhìn trần thuật của văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh?: Di chuyển điểm nhìn trần thuật từ người kể chuyện sang nhân vật.

→ Đáp án: C

Câu 6 (0.5 điểm)

Câu 6. Văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Kể về việc gì?

A. Ta tấn công khiến kế hoạch Xta-lây-Tay-lo ở Tam Ngãi dần bị phá hủy

B. Chị Út Tịch lập nhiều chiến công, được phong xã đội phó.

C. Những đứa con của chị Út cùng tham gia đánh giặc.

D. Bà con tại địa phương giúp đỡ gia đình chị Út để chị yên tâm công tác

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Kể về việc: Ta tấn công khiến kế hoạch Xta-lây-Tay-lo ở Tam Ngãi dần bị phá hủy

→ Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm)

Câu 7. Yếu tố phi hư cấu trong văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh là:

A. Sự việc: một tên ác ôn chọi Út một trái lựu đạn nhưng nó không rút chốt

B. Kế hoạch Xta-lây-Tay-lo ở Tam Ngãi, các địa danh, người thật – chị Út Tịch

C. Người dân Tam Ngãi tham gia đáng giặc, ủng hộ cán bộ.

D. Chị Út Tịch mẹ của năm đứa con được phong Xã đội phó.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về yếu tố phi hư cấu (những yếu tố có thật trong lịch sử)

Xác định yếu tố phi hư cấu trong văn bản

Lời giải:

Yếu tố phi hư cấu trong văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh là: Kế hoạch Xta-lây-Tay-lo ở Tam Ngãi, các địa danh, người thật – chị Út Tịch

→ Đáp án: B

Câu 8 (0.5 điểm)

Câu 8. Dòng nào không nói lên sự hi sinh, cống hiến của người mẹ anh hùng

A. Sanh chưa đầy tháng, Út lại đi công tác. Đi không nổi, con Bé bơi xuống chở mẹ đi.

B. Suốt đêm, Út đi lay cây cọc sắt, tìm lựu đạn gài để đồng bào yên tâm phá rào.

C. Hồi nãy vì vội, Út chưa cho bú thật. Nhưng về thì trễ.

D. Út vác cạc-bin xuống ngồi gốc cây bang, mấy mẹ, mấy chị ở Láng Sắc, Trà Cú đeo dính chung quanh.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ các đáp án

Phương pháp loại trừ

Lời giải:

Dòng không nói lên sự hi sinh, cống hiến của người mẹ anh hùng: Út vác cạc-bin xuống ngồi gốc cây bang, mấy mẹ, mấy chị ở Láng Sắc, Trà Cú đeo dính chung quanh.

→ Đáp án D

Câu 9 (1.0 điểm)

Câu 9: Theo em, văn bản Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Có yếu tố hư cấu không? Hãy lựa chọn một chi tiết và phân tích đôi nét về hiệu quả nghệ thuật của chúng (1đ)

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản, nhớ lại đặc điểm thể loại

Lựa chọn chi tiết, chú ý những hình ảnh nổi bật và phân tích hiệu quả nghệ thuật

Lời giải:

– Có sử dụng hư cấu: Chi tiết, cảm xúc/ tâm lý nhân vật (không hư cấu sự việc)

– Các chi tiết: Còn gặp bữa ăn thì khỏi nói, ai cũng cảm thấy có bổn phận ôm chúng vào nhà, cho ngồi vào mâm, và tìm mọi cách cho chúng thấy ở đây cũng như ở nhà chúng vậy; Niềm vinh dự của những người đã biết sống xứng đáng trên miếng đất còn nghèo khổ mà đầy giặc này; mấy mẹ, mấy chị ở Láng Sắc, Trà Cú đeo dính chung quanh

– Hiệu quả nghệ thuật :

+ Thể hiện được tinh thần yêu nước trong nhân dân, sự đồng lòng đánh giặc; người anh hùng đánh giặc trưởng thành từ nhân dân, sống trong vòng tay của nhân dân

+ Thể hiện được lẽ sống của người dân, hào khí của thời đại (những người đã biết sống xứng đáng trên miếng đất còn nghèo khổ mà đầy giặc này)

Câu 10 (1.0 điểm)

Câu 10: Nhan đề Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Hướng đến đối tượng nào? Tạo nên hiệu quả gì? (1đ)

Hướng dẫn:

Đọc kĩ nhan đề và nêu tác dụng

Lời giải:

– Nhan đề hướng đến những đứa con của chị Út, đặc biệt là cậu bé mới sinh

– Sức hấp dẫn cho văn bản, khiến người đọc theo dõi để xem “nó” là ai mà cũng tham gia đánh giặc

PHẦN II -LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1: Xác định mối liên quan giữa bức ảnh, bài thơ Tấm ảnh (Tố Hữu) với văn bản đọc Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi) (0,5đ)

Câu 2: Đặt chủ đề/ vấn đề bao trùm cả nội dung của 3 tài liệu nói trên (ảnh, thơ, truyện kí) và viết bài luận về vấn đề đó. Yêu cầu sử dụng 3 tài liệu trên làm bằng chứng cho lí lẽ, luận điểm, chính kiến của bản thân (3,5đ)

Hướng dẫn:

1. Quan sát kĩ bức ảnh, bài thơ và đọc kĩ văn bản đọc

Xác định mối liên quan

2. Đọc kĩ văn bản

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải:

Câu 1. Cùng phản ánh hiện thực: phụ nữ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh vệ quốc

Câu 2. HS tự lựa chọn, đặt tên chủ đề theo phát hiện, suy luận, nhận thức của cá nhân

– Tham khảo gợi ý sau:

+Phụ nữ Việt Nam anh hùng

+ Phụ nữ trong chiến tranh vệ quốc

+ Anh hùng đâu cứ phải mày râu!

Xác định chủ đề mà em cho là cần thiết nhất đối với thanh niên để triển khai thành bài luận

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

– Giới thiệu 2 ngữ liệu: các thể loại khác nhau cùng chủ đề…

– Nêu vấn đề nghị luận/luận đề

Thân bài

1,5

– Luận điểm 1: Luận đề thể hiện qua văn bản đọc (Câu chứa luận điểm + lí lẽ, dẫn chứng)

– Luận điểm 2: Luận đề thể hiện qua bức ảnh (Câu chứa luận điểm+ lí lẽ, dẫn chứng)

– Luận điểm 3: Luận đề thể hiện qua bài thơ (Câu chứa luận điểm + lí lẽ, dẫn chứng)

*Lưu ý: Có thể triển khai các luận điểm theo cách khác (chiều dọc của vấn đề) cần phải đảm bảo logic và thể hiện rõ vấn đề nghị luận và quan điểm của cá nhân về vấn đề cần bàn luận

Kết bài

0,5

– Suy nghĩ của cá nhân về vai trò của người phụ nữ trong các thời đại (bình đẳng giới)

– Nhận thức và hành động của cá nhân

Yêu cầu khác

0,25

Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại nghị luận (luận đề, luận điểm…; Dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng phù hợp với lí lẽ, luận điểm, thể hiện chính kiến của cá nhân)