Phân tích và giải Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức – Đề số 1 – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 1 – Đề thi đề kiểm tra Văn 11 Kết nối tri thức. Đề thi giữa kì 1 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 1 được biên soạn theo…
Đề thi
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 – 2023
Thời gian làm bài: 90 phút – Không kể thời gian phát đề
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
NẮNG MỚI
(Lưu Trọng Lư)
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân NXB Văn học, 2000, tr. 288)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Bảy chữ
D. Tự do
Câu 2: Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
A. Nghệ thuật
B. Sinh hoạt
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Tôi
B. Người mẹ
C. Người con
D. Tác giả
Câu 4: Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ đánh thức kỉ niệm về người mẹ?
A. Áo đỏ
B. Giậu phơi
C. Tay áo
D. Gà trưa gáy
Câu 5: Các từ láy được sử dụng trong bài thơ trên là gì?
A. Xao xác, não nùng, thiếu thời
B. Não nùng, thiếu thời, mường tượng
C. Xao xác, não nùng, chập chờn
D. Xao xác, não nùng, nắng mới
Câu 6: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên hiện lên như thế nào?
A. Hối hận, luyến tiếc
B. Vui mừng, sung sướng
C. Dửng dưng, lạnh lùng
D. Buồn nhớ, khắc khoải
Câu 7: Câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo” gợi lên điều gì về người mẹ?
A. Vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, quyến rũ
B. Vẻ đẹp truyền thống, rạng rỡ, tỏa sáng
C. Vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa, thanh thoát
D. Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, chân chất
Câu 8: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội” làm cho hình ảnh “nắng mới”:
A. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ.
B. Cụ thể, nổi bật, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ.
C. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi mới và rộn ràng.
D. Cụ thể, sinh động, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên trong trẻo, thanh bình.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 9: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 10: Nhận xét của em về mối quan hệ giữa “nắng mới” và “mẹ tôi” trong bài thơ?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư.
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án đề 1
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) |
Câu 2 (0.5đ) |
Câu 3 (0.5đ) |
Câu 4 (0.5đ) |
Câu 5 (0.5đ) |
Câu 6 (0.5đ) |
Câu 7 (0.5đ) |
Câu 8 (0.5đ) |
C |
A |
A |
D |
C |
B |
A |
A |
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Thất ngôn bát cú C. Bảy chữ D. Tự do |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Đếm số chữ và số câu trong đoạn trích để xác định thể thơ
Lời giải:
Có 3 khổ thơ, mỗi khổ bốn câu, mỗi câu 7 chữ
→ Thể thơ 7 chữ
→ Đáp án C
Câu 2: Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào? A. Nghệ thuật B. Sinh hoạt C. Nghị luận D. Biểu cảm |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Xác định phong cách ngôn ngữ
Lời giải:
Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
→ Đáp án A
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Tôi B. Người mẹ C. Người con D. Tác giả |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Xác định người bộc lộ cảm xúc
Lời giải:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “tôi”
→ Đáp án A
Câu 4: Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ đánh thức kỉ niệm về người mẹ? A. Áo đỏ B. Giậu phơi C. Tay áo D. Gà trưa gáy |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những từ ngữ hình ảnh gợi nhớ kỉ niệm về người mẹ
Lời giải:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Những từ ngữ, hình ảnh gợi nhớ kỉ niệm về người mẹ: nắng mới hắt bên song, gà trưa gáy
→ Đáp án D
Câu 5: Các từ láy được sử dụng trong bài thơ trên là gì? A. Xao xác, não nùng, thiếu thời B. Não nùng, thiếu thời, mường tượng C. Xao xác, não nùng, chập chờn D. Xao xác, não nùng, nắng mới |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Xác định các từ láy có trong bài thơ
Lời giải:
Các từ láy có trong bài: Xao xác, não nùng, chập chờn
→ Đáp án C
Câu 6: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên hiện lên như thế nào? A. Hối hận, luyến tiếc B. Vui mừng, sung sướng C. Dửng dưng, lạnh lùng D. Buồn nhớ, khắc khoải |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Xác định tâm trạng của nhân vật trữ tình
Lời giải:
Từ hình ảnh nắng mới và tiếng gà gáy đã làm nhân vật trữ tình nhớ lại những kỉ niệm về mẹ
→ Đáp án D
Câu 7: Câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo” gợi lên điều gì về người mẹ? A. Vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, quyến rũ B. Vẻ đẹp truyền thống, rạng rỡ, tỏa sáng C. Vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa, thanh thoát D. Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, chân chất |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo” gợi lên vẻ đẹp truyền thống, kín đáo, rạng rỡ, tỏa sáng
→ Đáp án B
Câu 8: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội” làm cho hình ảnh “nắng mới”: A. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ. B. Cụ thể, nổi bật, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ. C. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi mới và rộn ràng. D. Cụ thể, sinh động, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên trong trẻo, thanh bình. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ
Lời giải:
Biện pháp tu từ nhân hoá: Nắng mới reo
Tác dụng: Làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ.
→ Đáp án A
Câu 9: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Xác định nội dung chính của văn bản
Lời giải:
Nội dung chính của cài thơ là kỉ niệm kí ức của tác giả về người mẹ thân yêu của mình gắn liền với sự biết ơn, tình yêu tha thiết.
Câu 10: Nhận xét của em về mối quan hệ giữa “nắng mới” và “mẹ tôi” trong bài thơ?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Xác định nội dung chính của văn bản.
Chỉ ra mối quan hệ giữa “nắng mới” và “mẹ tôi”
Lời giải:
Mối quan hệ giữa “nắng mới” và “mẹ tôi” trong bài thơ: Nắng mới là hình ảnh gắn liền với những kí ức về mẹ, gần gũi, thân thuộc. Nắng mới tượng trưng cho người mẹ nên mỗi lần nhìn thấy nắng mới, tác giả đều liên tưởng tới mẹ của mình.
II. VIẾT (4đ)
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải:
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư. |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
– Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận – Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/vấn đề |
Thân bài |
2,5 |
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. – Giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Về nội dung, bài thơ làm nổi bật hình ảnh người mẹ với những vẻ đẹp hiện lên trong tâm tưởng và tình cảm của nhân vật trữ tình… + Về nghệ thuật, Nắng mới là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho hình thức Thơ mới, sử dụng thể thơ bảy chữ; từ ngữ giản dị, gần gũi, gợi cảm mang màu sắc Bắc Bộ; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết; sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ,… – Nêu được thông điệp rút ra từ bài thơ: Bài thơ là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình; thể hiện giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam. |
Kết bài |
0,5 |
– Khẳng định lại vấn đề |
Yêu cầu khác |
0,5 |
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận – Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. – Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc. |