Lời giải Câu 2 trang 56, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11 – Phần 3. Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp. Tham khảo: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời.
Câu hỏi/Đề bài:
Trình bày những giải pháp cần thực hiện để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc.
Gợi ý:
Giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc là một vấn đề lớn nhà quan trọng. Giải pháp cho vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều thành phần trong xã hội. Có thể thảo luận, đưa ra các giải pháp xét từ nhiều góc đội
– Về phía cá nhân: Mỗi học sinh cần có nhận thức như thế nào về vấn đề giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc? Bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt
– Về phía gia đình: Mỗi thành viên cần làm gì để ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình hướng đến sự chuẩn mực và trong sáng của tiếng Việt?
– Về phía nhà trường: Nhà trường thấy có cần có những giải pháp gì để góp phần giữ gìn và phát triển tiếng.
– Về phía các cơ quan truyền thông: Đài truyền hình, đài phát thanh, báo in và báo điện tử có trách nhiệm như thế nào về vấn đề này? Theo bạn, các cơ quan này cần làm gì để thực hiện tốt hơn việc truyền tải thông tin, góp phần giữ gìn và phát triển tiếng Việt một cách lành mạnh đúng hướng?
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời.
Lời giải:
Những giải pháp cần thực hiện để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc:
– Về phía cá nhân: cần phải tự ý thức được sự trong sáng của tiếng Việt để từ đó sử dụng tiếng Việt sao cho hợp lí.
– Về phía gia đình: cần phải sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực để làm gương cho trẻ nhỏ, những thành viên khác trong gia đình.
– Về phía nhà trường: cần phải có biện pháp khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Việt sao cho phù hợp và đúng với chuẩn mực của môi trường giáo dục.
– Về phía các cơ quan truyền thông:
+ Lên án, phê phán những hành vi sử dụng ngôn ngữ không phù hợp để người dân biết và tránh
+ Tích cực tuyên truyền về sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.