Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Chuyên đề học tập Văn 11 - Cánh diều Câu thực hành 1 trang 75, sách Chuyên đề Văn 11: Từ...

Câu thực hành 1 trang 75, sách Chuyên đề Văn 11: Từ những hình ảnh sau, hãy xây dựng các nội dung thuyết trình tương ứng

Giải Câu thực hành 1 trang 75, sách Chuyên đề Ngữ Văn 11 – Phần 4: Thuyết trình về một tác giả văn học trang 73 Chuyên đề học tập văn 11. Gợi ý: Dựa vào những hình ảnh mà đề bài đã gợi ý.

Câu hỏi/Đề bài:

Từ những hình ảnh sau, hãy xây dựng các nội dung thuyết trình tương ứng:

Hướng dẫn:

Dựa vào những hình ảnh mà đề bài đã gợi ý, tìm đọc thông tin và đưa vào để xây dựng các nội dung thuyết trình.

Lời giải:

– Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận:

+ Huy Cận là một trong những nhà thơ lớn,nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỉ XX, trong đó đóng góp lớn nhất vẫn là văn hóa nghệ thuật.

+ Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận, ông sinh 31/05/1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà nho nghèo. Huy Cận mất ngày 16, tháng 2, năm 2006, tại Hà Nội.

+ Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

+ Sau cách mạng tháng 8, Huy Cận giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn Hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách công tác văn hóa và văn nghệ.

+ Năm 1996, Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận:

+ Giai đoạn trước tháng 8 năm 1945: Năm 1940, nhà thơ Huy Cận cho in tập thơ ” Lửa thiêng” gồm những bài đã đăng trên báo từ năm 1936-1940. Tập thơ này mang một nỗi buồn da diết, thiên nhiên thì bao la, hiu quạnh. Nhưng chính tập thơ này Huy Cận trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ Mới (1932-1941) lúc bấy giờ.

+ Giai đoạn sau tháng 8 năm 1945: Giai đoạn này thơ của Huy Cận chủ yếu là hô hào, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, nên giá trị nghệ thuật không cao. Ông cũng sáng tác một số tác phẩm về biển. Các tập thơ như: Trời mỗi ngày lại sáng, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi), Họp mặt thiếu niên anh hùng, Những người mẹ, những người vợ, Ngày hằng sống ngày hằng thơ, Ngôi nhà giữa nắng, Hạt lại gieo, Những năm sáu mươi.

– Phong cách nghệ thuật của Huy Cận:

+ Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.

+ Qua tác phẩm “Lửa Thiêng”, người đọc phần nào thấy được một phong cách nghệ thuật sáng tác rất riêng của Huy Cận. Huy Cận sử dụng ngôn ngữ trực quan, sắc sảo để tạo nên hình ảnh sống động. Từng chi tiết, từng cảm xúc trong tác phẩm đều được truyền đạt một cách chân thực và sống động. Tác phẩm thể hiện sự tự nhiên, chân thực trong cảm xúc và cách diễn đạt. Huy Cận không dùng những lời hoa mỹ, phức tạp mà chọn lựa từ ngôn ngữ thường ngày để tạo nên sự gần gũi và chân thực. Phong cách nghệ thuật của Huy Cận thể hiện sự uyển chuyển của âm nhạc và nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ. Các đoạn thơ được xây dựng với nhịp điệu riêng, giúp tạo nên một âm điệu du dương và lôi cuốn.