Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Hoạt động 1 Bài 22 (trang 28, 29) Toán 11: Trong không...

Hoạt động 1 Bài 22 (trang 28, 29) Toán 11: Trong không gian, cho hai đường thẳng chéo nhau m và n. Từ hai điểm phân biệt O, O’ tuỳ ý lần lượt kẻ các cặp đường thẳng a

Trả lời Hoạt động 1 Bài 22. Hai đường thẳng vuông góc (trang 28, 29) – SGK Toán 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Tứ giác có các cặp cạnh đối song song là hình bình hành.

Câu hỏi/Đề bài:

Trong không gian, cho hai đường thẳng chéo nhau m và n. Từ hai điểm phân biệt O,O’ tuỳ ý lần lượt kẻ các cặp đường thẳng a, b và a’, b’ tương ứng song song với m, n (H.7.2).

a) Mỗi cặp đường thẳng a, a và b, b’ có cùng thuộc một mặt phẳng hay không?

b) Lấy các điểm A, B (khác O) tương ứng thuộc a, b. Đường thẳng qua A song song với OO’ cắt a’ tại A’, đường thẳng qua B song song với OO’ cắt b’ tại B’ Giải thích vì sao OAA’O’, OBB’O’, ABB’A’ là các hình bình hành.

c) So sánh góc giữa hai đường thẳng a, b và góc giữa hai đường thẳng a’, b’.

(Gợi ý: Áp dụng định lí côsin cho các tam giác OAB, O’A’B’).

Hướng dẫn:

– Tứ giác có các cặp cạnh đối song song là hình bình hành.

– Định lí côsin \(\cos A = \frac{{{b^2} + {c^2} – {a^2}}}{{2ab}}\)

Lời giải:

a) Mỗi cặp đường thẳng a, a’ và b, b’ cùng thuộc một mặt phẳng vì a // a’, b // b’.

b) Ta có:

+) OA // O′A′; OO’ // AA’ nên OAA’O’ là hình bình hành.

+) OB // O′B′; OO’ // BB’ nên OBB’O’ là hình bình hành.

+) AB // A′B′ và OO’ // AA’; OO’ // BB’ suy ra AA’ // BB’ nên ABB’A’ là hình bình hành.

c) Áp dụng định lí côsin cho các tam giác OAB và O’A’B’, ta có:

\(\cos \left( {a,b} \right) = \frac{{O{A^2} + O{B^2} – A{B^2}}}{{2.OA.OB}};\cos \left( {a’,b’} \right) = \frac{{O'{{A’}^2} + O'{{B’}^2} – A'{{B’}^2}}}{{2.O’A’.O’B’}}\)

Vì O’A’ = OA và O’B’ = OB; AB = A’B’ nên cos(a,b) = cos(a′,b′).