Trả lời Câu hỏi Bài 20. Hàm số mũ và hàm số lôgarit (trang 16, 17) – SGK Toán 11 Kết nối tri thức. Gợi ý: Sử dụng định nghĩa hàm số mũ.
Câu hỏi/Đề bài:
Trong các hàm số sau, những hàm số nào là hàm số mũ? Khi đó hãy chỉ ra cơ cố.
a) \(y = {\left( {\sqrt 2 } \right)^x};\)
b) \(y = {2^{ – x}};\)
c) \(y = {8^{\frac{x}{3}}};\)
d) \(y = {x^{ – 2}}.\)
Hướng dẫn:
Sử dụng định nghĩa hàm số mũ.
Lời giải:
a) \(y = {\left( {\sqrt 2 } \right)^x}\) là hàm số mũ có cơ số là \(\sqrt 2 .\)
b) \(y = {2^{ – x}} = {\left( {{2^{ – 1}}} \right)^x}\) là hàm số mũ có cơ số là \({2^{ – 1}} = \frac{1}{2}.\)
c) \(y = {8^{\frac{x}{3}}} = {\left( {{8^{\frac{1}{3}}}} \right)^x} = {\left( {\sqrt[3]{8}} \right)^x}\) là hàm số mũ có cơ số là \({8^{\frac{1}{3}}} = \sqrt[3]{8} = 2.\)
d) \(y = {x^{ – 2}}\) không là hàm số mũ.