Kiểm tra xem ĐKXĐ của 2 hàm số có giống nhau không. b) Tính giới hạn của hai hàm số. Giải chi tiết Bài 5.7 trang 118 SGK Toán 11 tập 1 – Kết nối tri thức – Bài 16. Giới hạn của hàm số. Cho hai hàm số (fleft( x right) = frac{{{x^2} – 1}}{{x – 1}}) và g(x) = x + 1….
Đề bài/câu hỏi:
Cho hai hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{x^2} – 1}}{{x – 1}}\) và g(x) = x + 1. Khẳng định nào sau đây là đúng?
a) f(x) = g(x);
b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right)\)
Hướng dẫn:
a) Kiểm tra xem ĐKXĐ của 2 hàm số có giống nhau không.
b) Tính giới hạn của hai hàm số.
Lời giải:
+) Biểu thức f(x) có nghĩa khi x – 1 ≠ 0 ⇔ x ≠ 1.
Ta có: \(f\left( x \right) = \frac{{{x^2} – 1}}{{x – 1}} = \frac{{\left( {x – 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}{{x – 1}} = x + 1\), với mọi x ≠ 1.
Biểu thức g(x) = x + 1 có nghĩa với mọi x.
Do đó, điều kiện xác định của hai hàm số f(x) và g(x) khác nhau, vậy khẳng định a) là sai.
+) Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} – 1}}{{x – 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {x + 1} \right) = 1 + 1 = 2\);
Vậy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right)\) nên khẳng định b) là đúng.