Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 30 trang 108 Toán 11 tập 2 – Kết nối tri...

Bài 30 trang 108 Toán 11 tập 2 – Kết nối tri thức: Một chất điểm chuyển động có phương trình s(t) = t^3 – 3t^2 – 9t + 2, ở đó thời gian t > 0

Ý nghĩa vật lý của đạo hàm \(v = s’, a = s”\. Lời giải Bài 30 trang 108 SGK Toán 11 tập 2 – Kết nối tri thức – Bài tập cuối năm. Một chất điểm chuyển động có phương trình (s(t) = {t^3} – 3{t^2} – 9t + 2)…

Đề bài/câu hỏi:

Một chất điểm chuyển động có phương trình \(s(t) = {t^3} – 3{t^2} – 9t + 2\), ở đó thời gian \(t > 0\) tính bằng giây và quãng đường \(s\) tính bằng mét.

a) Tính vận tốc của chất điểm tại thời điểm \(t = 2\) giây.

b) Tính gia tốc của chất điểm tại thời điểm \(t = 3\) giây.

c) Tính gia tốc của chất điểm tại thời điểm vận tốc bằng 0.

d) Tính vận tốc của chất điểm tại thời điểm gia tốc bằng 0.

Hướng dẫn:

Ý nghĩa vật lý của đạo hàm \(v = s’,a = s”\)

Lời giải:

a) Ta có \(v\left( t \right) = s’\left( t \right) = 3{t^2} – 6t – 9\)

Vậy vận tốc của chất điểm tại thời điểm \(t = 2\) giây là

\(v\left( 2 \right) = {3.2^2} – 6.2 – 9 = – 9\) (m/s)

b) Ta có \(a\left( t \right) = s”\left( t \right) = 6t – 6\)

Vậy gia tốc của chất điểm tại thời điểm \(t = 3\) giây là

\(a\left( 3 \right) = 6.3 – 6 = 12\left( {m/{s^2}} \right)\)

c) Tại thời điểm vận tốc bằng 0 có \(3{t^2} – 6t – 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 3\\t = – 1\left( {KTM} \right)\end{array} \right.\)

Vậy gia tốc của chất điểm tại thời điểm vận tốc bằng 0 là \(12\left( {m/{s^2}} \right)\)

d) Tại thời điểm gia tốc bằng 0 có \(6t – 6 = 0 \Leftrightarrow t = 1\)

Vậy vận tốc của chất điểm tại thời điểm gia tốc bằng 0 là

\(v\left( 1 \right) = {3.1^2} – 6.1 – 9 = – 12\) (m/s)